top of page

                           QUỐC TẾ         Cộng Sản Việt Nam         VIỆT NAM HẢI NGOẠI        Việt Nam Tự Do

QUỐC DÂN ĐẠI HỘI THÀNH CÔNG RỰC RỠ

Như Quỳnh tường thuật

Ngày Tiền Hội Nghị

NGÀY TIỀN HỘI NGHỊ

Ngày tiền hội nghị khai mạc lúc 9:30 sáng, ngày 29 tháng 6/2002 tại Sequoia Center, thành phố Buena Park, Nam California – Hoa Kỳ.

Hội Nghị Liên Minh Dân Tộc Việt Nam đã chuyển động thành Quốc Dân Đại Hội.

Thành hình Hội Đồng Đại Biểu Quốc Dân Lâm Thời (Hội Đồng này là tiền thân của Quốc Hội Lập Hiến).

Thành lập Ủy Ban Truy Tố CS ra trước Tòa Án Quốc Tế (Ủy Ban này sẽ là tiền thân của Hội Đồng Tư Pháp tương lai).

Thuyết trình viên thứ hai:

 

        Nhà văn Chu Tấn đã lên thuyết trình về:

     -  Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Quốc Dân Đại Hội

     -  Danh xưng của chính phủ theo thuyết trình viên, Quốc Dân Đại Hội có 4 nhiệm vụ chính như sau:

      1. Truy tố tập đoàn CSVN ra trước Tòa Án quốc tế.

      2. Hình thành một cơ chế chính phủ bao gồm: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.

     3. Nghiên cứu đưa ra một bản Hiến Chương Lâm Thời để làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh, đồng thời là              cương lĩnh cứu quốc và kiến quốc hậu cộng sản.

     4. Hướng dẫn hình thành một phong trào quần chúng rộng lớn để liên tục đấu tranh cho nhân quyền và tự              do dân chủ tại Việt Nam. Ngoài ra, phong trào quần chúng còn có nhiệm vụ yểm trợ hữu hiệu và tích cực              vận động đồng bào quốc nội vùng dậy chấm dứt chuyên chính vô sản và mở ra một vận hội mới sáng lạn            cho dân tộc Việt Nam sau khi chế độ CS đã cáo chung.

        Về cơ cấu tổ chức Quốc Dân Đại Hội, theo thuyết trình viên gồm có:

 

- Ủy Ban Truy Tố CSVN Ra Tòa Án Quốc Tế:

 

Ủy ban này trong hiện tại có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm tội ác để kiện CSVN ra tòa án quốc tế và là tiền thân của Hội Đồng Tư Pháp trong tương lai. Ủy ban này gồm có:

 

* Luật Sư Đoàn Việt Nam

* Ủy Ban Nghiên Cứu Tội Ác

* Ủy Ban Điện Toán

* Ủy Ban Phiên Dịch

 

- Cơ Quan Hành Pháp (Nội Các):

 

   Đứng đầu là Thủ Tướng Chính Phủ

 

- Hội Đồng Đại Biểu Quốc Dân Lâm Thời:

   (Hội Đồng này tương tự như Hội Đồng Lập Hiến) gồm:

  • Hội Đồng Đại Biểu Quốc Dân Lâm Thời do một Ủy Ban Điều Hợp lãnh đạo gồm 1 Chủ tịch, 4 Phó chủ tịch, 1 Tổng thư ký cùng 20 đến 40 Đại biểu.

  • Thành viên Hội Đồng Điều Hợp Quốc Dân Lâm Thời có từ 500 đến 600 Đại biểu.

Đợt đầu tiên có thể bầu từ 100 đến 200 Đại biểu. Những đợt sau sẽ được tăng cường và mở rộng thêm.

 

- Hội Đồng Đại Biểu địa phương:

   Cơ cấu tổ chức Hội Đồng Đại Biểu địa phương gồm có 5 Tiểu Ban sau:

  1. Ủy ban kế hoạch và văn thư

  2. Ủy ban pháp lý

  3. Ủy ban vận động phối hợp công tác

  4. Ủy ban tài chánh

  5. Ủy ban truyền thông

- Về danh xưng chính phủ:

 

Thuyết trình viên có nêu lên 3 danh xưng và phân tích ưu khuyết điểm của từng danh xưng để Hội Nghị cùng suy xét và chọn lựa:

 

  • Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa

  • Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do

  • Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do

 

Phần biểu quyết, đề cử và suy cử:

Sau phần thuyết trình rất sống động của thuyết trình viên, Chủ Tọa Đoàn của đã lấy biểu quyết chấp thuận danh xưng: CHÍNH PHỦ LÂM VIỆT NAM TỰ DO và vì không có người ứng cử hợp lệ nên toàn hội trường đã đồng thanh suy cử ông Nguyễn Hữu Chánh trong chức vụ Tân Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời VNTD mặc dù ông vẫn lưỡng lự không chịu nhận chức vụ quan trọng này.

 

Kế tiếp, Chủ Tọa Đoàn đã tiến hành cuộc ứng cử và bầu cử, có kết quả như sau:

 

-    Thẩm phán Đặng Phúc Nguyên (Canada), được đề cử vào chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Truy Tố tập đoàn CSVN Ra Trước Tòa án Quốc Tế.

 

-    Luật sư Nguyễn Khắc Chính (Hoa Kỳ), được đề cử vào chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Quốc Dân Lâm Thời cùng 30 vị trong Ủy ban Điều Hợp.

 

Tiếp theo là phần phát biểu của ông Nguyễn Hữu Chánh và phát biểu của vị Chủ tịch Ủy Ban Truy Tố CSVN Ra Tòa Án Quốc Tế và phát biểu của vị Chủ tịch Hội Đồng Đại Biểu Quốc Dân Lâm Thời. Đặc biệt là phần phát biểu của 2 ông Y Bhuat Eban, chủ tịch Tổ chức MHRO và ông Ro-o-Bleo, chủ tịch Hội Đồng các sắc tộc vùng Cao Nguyên đã được hội trường hoan nghênh nhiệt liệt.

 

Đại hội cũng đã thông qua những nét lớn của BẢN HIẾN CHƯƠNG QUỐC DÂN ĐẠI HỘI và thông qua  BẢN TUYÊN CÁO QUỐC DÂN ĐẠI HỘI để đọc trong ngày khoáng đại Quốc Dân Đại Hội vào ngày hôm sau (30/6/2002).

 

Tiền Quốc Dân Đại Hội bế mạc lúc 10 giờ tối.

 

                Ngày ghi dấu LỊCH SỬ:  QUỐC DÂN ĐẠI HỘI 30-6-2002

 

Sau bao ngày nao nức chờ đợi, ngày Quốc Dân Đại Hội đã tới. Ngày hôm sau, 30 tháng 6 năm 2002, các đại biểu và đồng hương từ khắp bốn phương đổ về Anaheim Convention Center, thành phố Anaheim, California, Hoa Kỳ. Nhiều người đến từ các quốc gia rất xa: Âu châu, Úc châu, Canada, hay các tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ… Có những quan khách từ Thái Lan, Phi Luật Tân, song chủ lực vẫn là hàng ngàn đồng hương tại Little Saigon, thủ đô của người Việt tỵ nạn đã đến tham dự ngày Quốc Dân Đại Hội mới hiểu thế nào là thế nước lòng dân, thế nào là nguyện vọng, sự khao khát và tấm lòng của đồng bào.

 

Cảm giác đầu tiên của người đến tham dự Đại Hội là nhìn vào sự tổ chức qui mô, chu đáo, có sự phối hợp tuyệt vời giữa ban an ninh tổ chức đại hội và các nhân viên an ninh của chính quyền địa phương (cảnh sát, security cùng toán nhân viên kiểm soát vũ khí tại hội trường Convention center) khiến cho hàng ngàn người vào tham dự qua 12 cổng chính không hề có sự chen lấn hay bất cứ một vụ sơ sót nào.

 

Người MC của Ban Tổ Chức với tác phong nghiêm túc và nhã nhặn, với giọng nói nghiêm trang, lưu loát đã chinh phục hầu hết các đại biểu và đồng bào đến tham dự ngày Quốc Dân Đại Hội. Sau phần ghi danh là phần văn nghệ chào mừng Quốc Dân Đại Hội (phần I) rất sôi động, hấp dẫn và đầy ý nghĩa.

 

Lễ rước quốc quân kỳ và nghi thức khai mạc cũng đã được tiến hành trong bầu không khí long trọng, uy nghi, tạo niềm phấn khởi đầy xúc động.

 

Sau đó là MC giới thiệu các thành phần quan khách tham dự gồm: Đại diện các tôn giáo, thành phần Chính Phủ lâm Thời Việt Nam Tự Do, quan khách Hoa Kỳ và ngoại quốc, đại diện cộng đồng, nhân sĩ, hội đoàn và báo chí.

 

Mở đầu chương trình, Trung tướng Tôn Thất Đính – Trưởng Ban Tổ Chức, một vị tướng lãnh có uy tín và cao niên nhất của nền đệ nhất VNCH ngỏ lời chào mừng quan khách.

 

Tiếp theo là diễn văn của Thủ tướng Chính Phủ Lâm Thời VNTD. Hơn 6 ngàn người đã hướng về khán đài lắng nghe ông Nguyễn Hữu Chánh nói chuyện. Ông nói rằng hôm qua, đến 10 giờ đêm, ngày Tiền Đại Hội bế mạc, nhiều vị lãnh đạo tinh thần, quý vị đại biểu các nơi đều nhất mực yêu cầu ông bước ra nhận lãnh trách nhiệm Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời VNTD, thay thế ông Nguyễn Hoàng Dân đã từ chức. Nhưng ông xét thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm theo lời đã hứa mấy năm về trước, khi ông từ nhiệm chức vụ Tổng Tư Lệnh Chiến Dịch Hòa Bình là: Ông muốn về Việt Nam để cắm lá cờ vàng 3 sọc đỏ tại thành phố Sài Gòn thân yêu, sau đó, đồng bào giao cho ông chức vụ gì ông sẽ làm tròn trách vụ đó. Theo lời ông, ngày hôm qua, Tiền Đại Hội đã chọn xong danh xưng chính phủ là CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM TỰ DO và đã bầu ra cơ chế HỘI ĐỒNG ĐẠI BIỂU QUỐC DÂN LÂM THỜI. Vì vậy ông khẩn khoản xin quý vị trong Hội Đồng Đại Biểu Quốc Dân Lâm Thời hãy hành xử như một Quốc Hội lưu vong, chọn ra người tài đức để lãnh đạo Chính Phủ VNTD. Về phần ông, ông xin Đại Hội cho ông được rảnh tay để làm tròn sứ mệnh của ông tại quốc nội.

 

Khi nghe ông Nguyễn Hữu Chánh quyết liệt từ chối không nhận chức vụ tân Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời VNTD, mọi người đều bất ngờ, ai nấy đều lo lắng, không biết tương lai chính phủ sẽ đi về đâu? Và ngày Đại Hội khoáng đại sẽ lâm vào thế bế tắc, nên một số người quá lo âu, xúc động đến rơi nước mắt.

 

Trong tình trạng bế tắc này thì nhà văn Chu Tấn khi lên diễn đàn công bố kết quả ngày Tiền Quốc Dân Đại Hội:

 

  • Thứ Nhất: Thay vì là Hội Nghị Liên Minh Dân Tộc Việt Nam, toàn thể Đại Biểu tham dự đã đồng thanh biểu quyết chuyển động thành QUỐC DÂN ĐẠI HỘI để đáp ứng với tình thế và nhu cầu đấu tranh mới.

 

  • Thứ Hai:  Đã đề cử thẩm phán Đặng Phúc Nguyên (Canada) trong chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Truy Tố Cộng Sản VN Ra Trước Tòa Án Quốc Tế.

 

-    Thứ Ba: Tiền Quốc Dân Đại Hội đã quyết định hình thành một cơ chế chính phủ bao gồm: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp để trực diện đấu tranh một cách hữu hiệu với kẻ thù CS. Do từ quyết định này, một cơ chế mang tên HỘI ĐỒNG ĐẠI BIỂU QUỐC DÂN LÂM THỜI (tương tự như Quốc Hội Lập Hiến), một HỘI ĐỒNG NỘI CÁC, đứng đầu là THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ và một ỦY BAN TRUY TỐ CSVN RA TRƯỚC TÒA ÁN QUỐC TẾ (Ủy Ban này sẽ trở thành Hội Đồng Tư Pháp trong tương lai). Cũng trong ngày Tiền Đại Hội đã bầu luật sư Nguyễn Khắc Chính vào chức vụ Chủ tịch Hội Đồng Đại biểu Quốc Dân Lâm Thời cùng với 30 vị trong Ủy Ban Điều Hợp Hội Đồng này.

 

-    Thứ Tư: Tiền Quốc Dân Đại Hội đã chấp nhận thư từ chức của Thủ Tướng Nguyễn Hoàng Dân và cải danh Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do thành danh xưng mới là CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM TỰ DO.

 

-    Thứ Năm: Tất cả hơn 800 Đại biểu tham dư Tiền Đại Hội đã đồng thanh suy cử ông Nguyễn Hữu Chánh trong chức vụ tân Thủ Tướng Chính Phủ lâm Thời Việt Nam Tự Do (nhưng việc suy cử này đã bị bế tắc vì ông Nguyễn Hữu Chánh vẫn một mực từ chối không chịu nhận sự đề cử).

 

Tới đây, nhà văn Chu Tấn đã trình bày lại 3 ngày trước đó là ngày họp nội bộ của Liên Đảng Việt Nam Tự Do. Sau khi thảo luận kỹ lưỡng, toàn Đảng đã đưa vào Nghị Quyết: Đề cử Nghĩa hữu Nguyễn Hữu Chánh, Chủ tịch Hội Đồng Lãnh Đạo Liên Đảng ra ứng cử chức vụ tân Thủ Tướng Chính Phủ. Đây là LÒNG ĐẢNG đã quyết định như vậy rồi.

 

Đến ngày Tiền Đại Hội, hơn 800 đại biểu đã đồng thanh suy cử ông Nguyễn Hữu Chánh trong chức vụ Tân Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời VNTD. Hôm nay, ngày Đại Hội Quốc Dân với trên 6 ngàn người tham dự, cũng đồng thanh nhận định là không có một ai xứng đáng hơn ông Nguyễn Hữu Chánh trong chức vụ tân Thủ Tướng thì rõ ràng là LÒNG QUÂN, LÒNG DÂN cũng đã quyết định như vậy, cho nên chúng ta không cần phải bầu bán nữa mà là một cuộc TRƯNG CẦU Ý KIẾN QUỐC DÂN. Nhà văn Chu Tấn tiếp: “kính thưa toÀn thể đồng bào, nếu quý vị cũng đồng ý với quyết định được biểu quyết trong ngày Tiền Đại Hội 29 tháng 6 năm 2002 thì tất cả chúng ta hãy cùng đứng lên để tán đồng việc suy cử ông Nguyễn Hữu Chánh trong chức vụ tân Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do, vì đây là LÒNG QUỐC DÂN muốn thế. Để thể hiện “Ý DÂN LÀ Ý TRỜI” ông Nguyễn Hữu Chánh không thể viện bất cứ lý do gì để từ chối nhận lãnh trách nhiệm trước quốc dân đã tín nhiệm ông.

 

Ngay khi ấy, toàn thể Đại Hội trên 6 ngàn người cùng đứng lên và phất cao rừng cờ vàng ba sọc đỏ đồng thanh yêu cầu ông Nguyễn Hữu Chánh phải nhận lời. Trước khí thế bừng bừng sôi sục của Quốc Dân Đại Hội, nhà văn Chu Tấn còn nói to câu nói lịch sử: “Nếu ông Nguyễn Hữu Chánh cứ nhất mực từ chối thì chúng tôi sẽ tuyên bố giải tán Đại Hội này!!!”. Tiếp theo, nhà văn Chu Tấn kính mời các vị lãnh đạo tinh thần các Tôn Giáo, các cụ cao niên và các vị đại diện các Hội Đoàn, đoàn thể đến mời ông Nguyễn Hữu Chánh lên nhận chức vụ Thủ Tướng mà toàn thể Đại Hội đã hết lòng suy cử ông.

 

Một hình ảnh thật đẹp khi ông Nguyễn Hữu Chánh bước lên diễn đàn, phía sau ông là các vị lãnh tinh thần các Tôn giáo, các vị cựu Tướng lãnh, các quan khách ngoại quốc, đại diện đồng bào sắc tộc và các vị thân hào nhân sĩ, tất cả đứng sau lưng ông Nguyễn Hữu Chánh và đều tuyên bố hậu thuẫn cho ông trong chức vụ tân Thủ Tướng Chính Phủ Lâm Thời VNTD.

 

Vào giờ phút này, Linh Mục Phan Phát Huồn và Hòa thượng Thích Giác Lượng cũng đã lên tiếng khẩn thiết yêu cầu và thuyết phục ông Nguyễn Hữu Chánh nên nhận chức vụ Thủ tướng để lãnh đạo công cuộc đấu tranh trong giai đoạn cấp thiết vì không ai có đủ uy tín để điều hành một hế thống hạ tầng cơ sở trên 90 đơn vị đã được thiết lập trên khắp thế giới, cả hải ngoại lẫn quốc nội của tổ chức chính phủ.

 

Ông Nguyễn Hữu Chánh một lần nữa cám ơn sự suy cử của các vị lãnh đạo tinh thần và đồng bào trong Quốc Dân Đại Hội, song ông vẫn nói : “tôi chưa chứng minh được việc mình làm theo sự mong mỏi của đồng bào và suốt 7 năm qua, đồng bào hải ngoại vẫn chưa hiểu rõ trái tim của tôi (ý ông muốn nói có một số người vẫn còn chưa hiểu ông, hay vẫn còn dị ứng với Chính phủ CMVNTD), vậy xin đồng bào hãy để cho tôi làm tròn bổn phận của một chiến sĩ cách mạng là sẽ về đảm trách công tác trong quốc nội nhằm thúc đẩy công cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền Cộng sản VN một cách nhanh chóng hơn”.

 

Ông Edgar Foshee, Chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ đã nhiệt liệt ủng hộ và yêu cầu ông Nguyễn Hữu Chánh nhận chức vụ Thủ tướng vì cho rằng ông rất xứng đáng.

Tiếp theo, Đại tướng Prichai của quân đội Hoàng gia Thái Lan cũng phát biểu đại ý ông nói: “đồng bào Việt Nam hải ngoại khó tìm ra một người nào khác có lòng yêu nước nồng nàn và sự hy sinh cao độ như ông Nguyễn Hữu Chánh đã làm, đã tranh đấu cho dân tộc và tổ quốc của ông. Là bạn của ông Nguyễn Hữu Chánh, tôi cũng tha thiết mong ông Nguyễn Hữu chánh sẽ vui lòng nhận chức Thủ tướng Chính Phủ Lâm Thời VNTD, và ông tin chắc rằng Hoàng gia Thái lan và chính phủ Thái Lan cũng sẽ rất vui mừng và sẽ ủng hộ ông Nguyễn Hữu Chánh trong sứ mạng tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do, dân chủ và giàu mạnh. Người lên chuyển ngữ phần nói chuyện của ông là Giáo sư Dương Đại Hải khiến đồng bào đã vỗ tay tán thưởng nhiều lần. Sau cùng Giáo sư Dương Đại Hải cũng đã đặt ra một số câu hỏi để đồng bào trả lời:

 

-    Chúng ta đến đây là vì ai?

-    Có ai xứng đáng hơn ông Nguyễn Hữu Chánh trong chức vụ Thủ tướng không?

-    Có ai làm cho CSVN phải khiếp sợ như chúng đã khiếp sợ ông Nguyễn Hữu Chánh không?

 

Tất cả hội trường đều vang dậy lời đáp và hoan hô ông Nguyễn Hữu Chánh. Tới đây rất nhiều cụ già đã khóc và ông Nguyễn Hữu Chánh cũng không dằn được giọt lệ. Tới đây, vì quá cảm động trước sự bày tỏ lòng ủng hộ mạnh mẻ của Đại Hội đối với mình nên ông Nguyễn Hữu Chánh đã không còn thể khước từ, ông tuyên bố: “Tôi xin nhận lãnh chức vụ Thủ tướng”. Cả hội trường lại một lần nữa đứng lên phất một rừng cờ liên tục và vang dậy tiếng hô: Nguyễn Hữu Chánh… Nguyễn Hữu Chánh. Trong không khí sôi động, đầy phấn khởi làm nức lòng cả hội trường, MC yêu cầu toàn thể Đại Hội vỗ tay cùng nhau hát bài “Việt Nam, Việt Nam”.

 

Tiếp theo chương trình là phần trình bày của Luật sư Đoàn Quốc Tế về các yếu tố khả thi để truy tố CSVN ra trước tòa án hình sự thường trực quốc tế. Phần này cũng gây nhiều hy vọng khiến toàn thể hội trường chăm chú lắng nghe và vỗ tay tán thưởng liên tục.

 

Kế tiếp là Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Nguyễn Hữu Chánh, tân Thủ tướng Chính Phủ Lâm Thời VNTD trước bàn thờ Tổ quốc với sự chứng minh của các vị lãnh đạo tinh thần các Tôn Giáo, các cựu Tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa, cùng các cụ cao niên, trưởng bối, các vị đại diện đồng bào sắc tộc cao nguyên và với sự hiện diện của 30 vị Đại biểu trong Hội Đồng Đại Biểu Quốc Dân Lâm Thời cùng hàng ngàn Đại biểu và đồng bào khắp nơi trên thế giới về tham dự. Buổi lễ đánh dấu thực sự một bước chuyển mình và một khí thế đấu tranh mới của đồng bào hải ngoại cũng như của lịch sử dân tộc Việt Nam.

 

MC cũng đã trân trọng giới thiệu Giáo sư Cao Thế Dung lên công bố những nét chính của bản Hiến Chương Lâm Thời Chính Phủ Lâm Thời VNTD và mời ông Nguyễn Văn Đôn đọc bản Tuyên Cáo của Quốc Dân Đại Hội. Lồng trong chương trình Đại Hội, các tham dự viên cũng đã được thưởng thức một chương trình văn nghệ phụ diễn đặc sắc do ban nhạc Nhật Trường và Ban Tù ca Xuân Điềm phối hợp cùng một số ca sĩ danh tiếng góp phần gởi đến Đại Hội những bài ca đấu tranh bốc lửa gây xúc động mãnh liệt đến từng tâm hồn vốn luôn nhen nhúm ngọn lửa đấu tranh trong trái tim yêu quê hương, dân tộc nồng nàn, khi gặp dịp là bốc sáng để cùng hòa nhịp vào công cuộc đấu tranh chung nhằm giải cứu dân tộc thoát khỏi ách CS độc tài, tàn bạo đang gặm nhấm, tiêu hủy dần mòn sức sống và nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

 

Quốc Dân Đại Hội đã được bế mạc vào lúc 8 giờ tối ngày chủ nhật, 30 tháng 6 năm 2002 trong niềm tin quyết chiến và quyết thắng của một HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI.

I-       THÀNH PHẦN THAM DỰ:

 

Qui tụ 800 người tham dự bao gồm quý vị đại diện tinh thần các Tôn Giáo, quý vị nhân sĩ cao trọng tại hải ngoại, các cựu Tướng lãnh, các quan khách Ngoại Quốc, đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, cùng đại biểu khắp nơi từ Âu Châu, Úc Châu, Mỹ Châu và đại diện các cơ quan Truyền Thông.

 

II-     DIỄN TIẾN TIỀN HỘI NGHỊ:

 

Sau khi cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, Trưởng Ban Tổ Chức ngỏ lời chào mừng quan khách và tường trình tổng kết công tác vận động Hội Nghị Liên Minh Dân Tộc Việt Nam là phần giới thiệu Điều Hợp Đoàn và Thư Ký Đoàn gồm có:

 

-   Điều hợp đoàn:

 

1.  Tiến sĩ Cao Thế Dung

2.  Tiến sĩ Hà Thế Ruyệt

3.  Giáo sư Nguyễn Cao Thanh

4.  Luật sư Nguyễn Khắc Chính

5.  Cựu dân biểu Lý Trường Dân

6.  ông Trần Khâm, Chủ tịch cộng đồng Florida

 

-   Thư ký đoàn:

 

1.  Cựu Đại tá Phùng Ngọc Ẩn (Hoa Kỳ)

2.  Giáo sư Đặng Văn Thiên (Úc Châu)

3.  Giáo sư Phạm Bá Ngữ (Hoa Kỳ)

 

Thuyết trình viên thứ nhất:

 

Tiến sĩ Hà Thế Ruyệt đã thuyết trình về đề tài “Nhu cầu tổ chức Hội Nghị Liên Minh Dân Tộc Việt Nam”. Theo thuyết trình viên: “Chúng ta từ khắp nơi trên thế giới qui tụ về đây với mục đích thành lập Liên Minh Dân Tộc Việt Nam hầu tạo nên một thực thể chính trị có đủ tầm vóc để tiến hành các thủ tục truy tố CSVN ra trước Tòa Án Quốc Tế. Tuy nhiên, trong quá trình vận động, chúng tôi ghi nhận được rất nhiều đề nghị là nên chuyển động Hội Nghị thành QUỐC DÂN ĐẠI HỘI để đạt một mô thức tổ chức lớn lao hơn, không chỉ đơn thuần là truy tố CSVN ra trước Tòa Án quốc tế mà còn là một thực thể chính trị đấu tranh giải thể chế độ CSVN. Chúng tôi nhận thấy đề nghị trên rất hợp tình, hợp lý, đáp ứng đúng nguyện vọng của đồng bào Việt Nam cả Quốc Nội lẫn Hải ngoại. Đến đây, thuyết trình viên ngưng lại và hỏi ý kiến Hội Nghị có nên chuyển động thành Quốc Dân Đại Hội để đáp ứng với tình thế đấu tranh mới hay không? Tất cả hội nghị đều đồng thanh lên tiếng tán thành việc chuyển động thành Quốc Dân Đại Hội.

 

Tiếp theo, thuyết trình viên đặt vấn đề: Qua 27 năm lưu vong (kể từ 1975) đến nay, sở dĩ công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CSVN của chúng ta còn quá chậm và nhiều khuyết điểm chỉ vì chúng ta thiếu một cơ cấu tổ chức chung; như mô thức thành lập chính phủ để thống nhất ý chí và hành động. Vậy đã đến lúc Quốc Dân Đại Hội nên hình thành một cơ cấu chính phủ bao gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp thành một sức mạnh tổng lực và có sách lược đấu tranh ngắn hạn, dài hạn, liên tục đấu tranh giải thể chế độ CSVN?

 

Sau phần thuyết trình của Tiến Sĩ Hà Thế Ruyệt, Chủ Tọa Đoàn đã yêu cầu Hội nghị biểu quyết 2 vấn đề chính:

 

     a)   Hội nghị Liên Minh Dân Tộc Việt Nam có nên chuyển động thành quốc dân đại hội không?

     b)   Có nên hình thành một cơ cấu chính phủ để thống nhất ý chí và hành động nhằm đấu tranh giải thể               chế độ CSVN không?

 

Tất cả hội nghị đều giơ tay 100% tán đồng 2 biểu quyết nêu trên.

Ngày ghi dấu Lịch Sử
Danh xưng Chính Phủ

I'm a paragraph. Click here to add your own text and edit me. It's easy.

bottom of page