top of page
  • Facebook Social Icon

BÁO CHÍ

Báo chí Cộng Sản Việt Nam, là cơ quan thông tin của Đảng và Nhà Nước. 

Hãy thử đọc những bài báo này để hiểu giá trị của một chính quyền đang điều hành quốc gia

 1990 - 1995

- Tổng Liên Đoàn xây dựng Việt Nam 

- Hành trình trở về Việt Nam 

- CAMBODIA 

- Thành Lập:

  Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do

 

 1996 - 2000

- Đại Hội Chính Nghĩa

- Đại Hội Biên Thùy 

- CSVN xữ 37 Chiến Sĩ  VNTD 

- Thành Lập:

  Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Nam Tự Do

- Chiến dịch năm 2000

 

 2001 - 2005

- Vụ Án: Võ Đức Văn, Nguyễn Tấn Vinh,

              Huỳnh Ngọc Thuận 

- Diễn đàn Công Luận 

- Quốc Dân Đại Hội (kỳ 1) hình thành:

  Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do  

- Thành Lập Đảng Dân Tộc Việt Nam 

- Công bố Hiến Chương - trình diện:

  Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do 

- Đài phát thanh (RFVN) và Báo Chí VNTD

- Quốc Dân Đại Hội (kỳ 2) ra mắt:

  Chính Phủ Việt Nam Tự Do

 

 2006 - 2010

- Vụ Án NAM HÀN 

- Đại Hội Đại Biểu Đảng Dân Tộc 

- Điều trần tại Liên Hiệp Quốc 

- Thành lập Đài GLOBALTV 

- Được trao giải Nhân Quyền 

 

 2011 - 2015

- Vận động hình thành:    

  Liên Minh Dân Tộc Việt Nam 

- Công bố Tài Liệu CSVN

 2016 - Hiện tại

 Hành trình cách mạng

- Hình ảnh hoạt động  1995 - 2015

- Hình ảnh vận động Quốc Tế 

 Báo Chí

- Thông Cáo Báo Chí

- Báo chí CSVN 

- Báo chí Quốc tế 

- Báo chí Việt Nam hải ngoại 

- Báo chí VIỆT NAM TỰ DO

QUỐC TẾ            VIỆT NAM HẢI NGOẠI       Việt Nam Tự Do

Người trong cuộc nói về Nguyễn Hữu Chánh.

Hôm nay (16/5), TAND TP HCM khai mạc phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Hữu Chánh cùng 37 bị can khác phạm tội khủng bố, tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Cùng ngày, báo Công An Nhân Dân tiết lộ một số thông tin mới về hoạt động lừa đảo của Chánh trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Qua một thời gian tham gia Chính phủ Cách mạng Việt Nam Tự do (CPCMVNTD) do Nguyễn Hữu Chánh dựng lên, các ông Nguyễn Duy Hinh (thiếu tướng thời Việt Nam Cộng hòa), luật sư Trần Văn (cựu sĩ quan quân pháp), Nguyễn Văn Tánh (tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại CPCMVNTD), Trần Đức Hậu (Tổng trưởng Thanh niên CPCMVNTD), Lê Viết (đại biểu của CPCMVNTD tại Arizona) đã tỏ ra lạnh nhạt với tổ chức này.

 

Theo ông Hinh, những năm 90, miền Nam California nổi tiếng là nơi sôi động với nhiều hoạt động “cách mạng” thật giả lẫn lộn. Đầu năm 1994, Chánh tung tin có một tổ chức gọi là Liên quân Kháng chiến Đông Dương, với quân số 2 vạn, rồi mời cựu tướng Lâm Văn Phát hợp tác. Nhưng ông này sau khi tham quan tìm hiểu ở Campuchia đã lẳng lặng rút lui. Không chịu nằm im, cuối năm 1994, Chánh tập hợp một nhóm luật sư Đoàn Văn Tiên, Trần Danh San, bác sĩ Lê Quang Giao... để thành lập một chính phủ lưu vong, nhưng cũng bất thành vì có nhiều ý kiến khác nhau.

 

Cuối tháng 4/1995, Chánh tuyên bố hình thành CPCMVNTD do “thủ tướng” Nguyễn Hoàng Dân nắm quyền ở quốc nội và mình được giao toàn quyền hành động để “làm cách mạng” trong và ngoài nước. Giữa năm 1996, cựu trung tướng Lưu Quang Vân và một vài nhân vật Việt Nam Cộng hòa cũ tham gia CPCMVNTD nên tên tuổi Nguyễn Hữu Chánh bắt đầu được chú ý, khởi sắc.

 

Gần cuối năm 1996, Chánh tung thêm tài liệu chi tiết về CPCMVNTD, xem chừng rất quy củ. Nhưng những đồng hội đồng thuyền của Chánh nói: “Chánh làm việc nặng về hình thức và trình diễn. Giấy tờ, hồ sơ tài liệu, biểu đồ in hay vẽ nhiều màu sắc, hội họp rềnh rang, khua chiêng gõ trống rùm beng...”. Có lần, “hội nghị cao cấp” bàn chuyện mật lại họp ở nơi trống trải. Còn “thủ tướng” Dân chỉ là bù nhìn, dựa vào đấy Chánh “múa gậy vườn hoang”, phóng đại lừa dư luận hải ngoại.

 

Gần cuối tháng 9/1997, Nguyễn Hữu Chánh đưa ra một “công điện tối mật” của Nhà Trắng về việc đảo chính tại Việt Nam, nêu đích danh ủng hộ Chánh làm Thủ tướng của Chính phủ mới... Chuyện đảo chính ở Việt Nam như quả bóng xì hơi, nhưng trót đâm lao, Chánh đề xướng tiếp chương trình “đào tạo cán bộ cách mạng quốc nội”. Vài thành viên được cử đi Phnôm Pênh (Campuchia) gọi người; Bộ Tham mưu tiền phương di chuyển đến Khlong Yai, thị trấn nằm ở bờ biển Đông Thái Lan, gần Hà Tiên. Từ tháng 10/1997 đến đầu 1998, “tân thủ tướng” tổ chức được 6 khóa cấp tốc huấn luyện, mỗi khóa 10 người đều là người Việt Nam sống tại Campuchia và các lão già cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa.

 

Sang đầu năm 1998, Chánh đưa ý kiến tổ chức đại hội biên thùy vào dịp 30/4. 60 người Việt tị nạn “tân tuyển” được thu gom đưa ra biên giới Thái Lan - Campuchia, lén chặt cây, dựng nhà sàn, lập vài cơ sở lậu gọi là “căn cứ kháng chiến”. Ngày 29/4/1998, đoàn hải ngoại khoảng 70 người từ tứ phương đến căn cứ. Sáng sớm 30/4, đại hội biên thùy bị Cảnh sát Thái Lan bao vây, lục soát gây hỗn loạn. Đến trưa, nhờ quân lực Thái Lan giải cứu, căn cứ ổn định lại và Chánh cố thực hiện được vài lễ kỷ niệm. Nhưng hôm sau, Cảnh sát Thái Lan lại ập tới bố ráp dữ hơn trước. Đoàn khách hải ngoại may mắn thoát khỏi vòng vây, còn các “cán bộ cách mạng quốc nội” thì bị bắt giữ. Thế nhưng Chánh cũng kịp chụp được một số hình ảnh, quay được vài đoạn phim với vai diễn của nhóm người Việt lưu vong trong quân phục rằn ri mới, với khẩu hiệu, biểu ngữ, khách quốc tế... thật giả lẫn lộn.

 

Trong phần cuối bản phúc trình hai năm tham dự tổ chức Nguyễn Hữu Chánh (1997-1998), ông Nguyễn Duy Hinh cho rằng vở tuồng cần chấm dứt: “... Đôi ba người ngẩn ngơ hay thiếu suy nghĩ không biết rằng tất cả đã bị lộ, đã dại dột nhận tiền, nghe theo lời Chánh mang một vài bó cờ hay truyền đơn về Việt Nam nên sa vào bẫy. Đây là một minh chứng rằng Chánh đưa chiến hữu vào tử địa để kiếm lợi riêng. Nguyễn Hữu Chánh đã tỏ tài bịp giỏi: Hữu Chánh trở thành bất chánh... Người viết có một ước mong nhỏ bé là muốn thấy tấn tuồng buôn bán cách mạng, trục lợi yêu nước, mưu đồ bất chính này phải chấm dứt”.

 

(Theo Công An Nhân Dân)
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nguoi-trong-cuoc-noi-ve-Nguyen-Huu-Chanh/10722848/218/

bottom of page