top of page

                           QUỐC TẾ         Cộng Sản Việt Nam         VIỆT NAM HẢI NGOẠI        Việt Nam Tự Do

GLOBAL TV PHỎNG VẤN ĐẠI TÁ JOE SNYDER, ĐẠI DIỆN HỘI CỰU CHIẾN BINH HOA KỲ

DANA POINT, California - Hôm thứ Sáu 13 tháng 5 năm 2011 vừa qua, nhận lời mời của Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, phái đoàn Chính Phủ Việt Nam Tự Do đã đến  tham dự một buổi trong những ngày lễ trình bày lưu động Bức Tường Đá Đen tại thành phố biển Dana Point, miền Nam California.

 

Bức Tường này khắc tên 58,409 chiến binh Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến tại Việt Nam. Đây là một phó bản tương tự Bức Tường Đá Đen đã dựng lên tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn để tưởng nhớ đến những binh sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam.

 

Nhân dịp này, phóng viên Bích Trâm của đài truyền hình Global TV đã có cuộc phỏng vấn ngắn với Đại Tá Joe Snyder, Đại Diện Hội Chiến Binh Hoa Kỳ. Phóng viên Bích Trâm đã chuyển thể cuộc phỏng vấn và gửi cho Rạng Đông. Kính mời đọc giả theo dõi.

Bích Trâm: Ông nghĩ gì khi có mặt ngày hôm nay - Nơi Bức Tường Đá Đen này?

 

ĐT Snyder: Điều quan trọng nhất đối với tôi là, đây là dịp để chúng tôi tưởng nhớ đến những nam nữ quân nhân đã phục vụ trong Quân lực VNCH, và các chiến hữu trong lực lượng đồng minh đã cùng nhau chung vai sát cánh chiến đấu. Chúng ta không được quên sự cống hiến, hy sinh của họ trong cuộc chiến đấu chống Cộng sản độc ác để bảo vệ các quyền tự do của con người.

 

Bích Trâm: Tâm trạng của ông ra sao ông khi được trở về Mỹ, cảm nghiệm của ông về lòng người ở hậu phương ra sao ạ?

 

ĐT Snyder: Trong thâm tâm tôi trĩu nặng một nỗi buồn khi nghĩ đến những chiến hữu đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam. Tôi bị mất nhiều bạn bè. Tưởng sau một thời gian dài thì vết thương trầm cảm đó sẽ nguôi ngoai... nhưng thực tế là không bao giờ nó quên được.

 

Tôi nhớ về những người bạn thân trong quân ngũ, những chiến sĩ đã chung đời lính với tôi mỗi ngày. Khi trở về Hoa Kỳ tôi đã rất tức giận về những sai lầm của các chính trị gia ở cả hai phía. Tôi đã phẫn nộ vì những người chiến sĩ đã không được tiếp tục chiến đấu để chấm dứt chiến tranh.

 

Tôi rất giận khi thấy các thương binh còn đang được điều trị đã bị hậu phương đối xử với thái độ khinh miệt ngày họ trở về quê hương. Các phương tiện truyền thông đại chúng tự do hoặc thân Cộng ở Mỹ đã tạo ra những người phản chiến chống lại chúng tôi. Điều đó rất đáng buồn, nhưng may thay đã có rất nhiều cách để xoa dịu và làm lành nhưng tổn thương mất mát đó. Việc xây dựng bức tường kỷ niệm Chiến sĩ Trận vong là một phương cách để an ủi xoa dịu niềm đau đớn tủi nhục mà những chiến binh chúng tôi đã phải chịu.

 

Bích Trâm: Bao giờ thì ông được lệnh trở về Mỹ và điều may mắn nhất ông đã gặp trong thời gian tham chiến tại Việt Nam là gì?

 

ĐT Snyder: Tôi trở về nhà vào tháng Sáu năm 1969, lòng rất vui mừng vì mình là người được sống sót từ cuộc chiến khốc liệt và tàn bạo. Sau khi bay 1.200 phi vụ chiến đấu và máy bay của tôi 2 lần bị bắn rớt, tôi thấy tôi là người lính may mắn nhất trên thế giới. Thượng đế đã cứu tôi đó.

 

Bích Trâm: Trong thời gian tham chiến tại Việt Nam, có kỷ niệm gì ông cho là đáng ghi nhớ vì đượm tính chất hài hước, hay nói nôm na là cười ra nước mắt không? Và ông có điều gì muốn nhắn nhủ cho những chiến binh lớp hậu duệ không?

 

ĐT Snyder: Có chứ cô, có một kỷ niệm đáng nhớ và buồn cười mà tôi không thể quên được là ngày tôi đợi chuyến bay tại phi cảng Đà Nẵng để trở về Mỹ, tôi và một số bạn ra bãi biển chơi trượt sóng và tôi đã bị tấm ván trượt sóng làm trầy da đầu. Khi về đến Mỹ, mẹ tôi trông thấy vết trầy đó thì bà lại kinh hoảng tưởng là tôi bị thương bởi bom đạn trong chiến tranh Việt Nam khiến tôi phải đính chính mãi, rằng vết trầy này là do tấm ván trượt sóng chứ không phải do súng đạn gây ra, Mẹ à.

 

Trong cuộc chiến Việt Nam, tuy sự nguy hiểm và tính tàn khốc luôn thường trực hiện diện nhưng chúng ta vẫn phải giữ tính hài hước để giúp ta vui sống mà tồn tại. Một điều rất đúng với thực tế mà tôi luôn tâm niệm là, "Nếu chung ta đánh mất tính hài hước là chúng ta vô tình làm xấu đi những tình huống tốt đẹp”.

 

Là một quốc gia, chúng ta phải duy trì sức mạnh để chống lại tất cả những thế lực gian ác tàn bạo. Không có nền tự do dân chủ nào mà không phải đổ xương máu ra để tranh đấu giành lấy.

 

Bích Trâm: Thay mặt cho Đài truyền hình Global TV và những khán thính giả của đài, chúng tôi cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này, thật ý nghĩa và thú vị. Chúng tôi kính chúc ông và gia đình ông luôn nhiều sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc.

Bích Trâm:  Xin ông  vui lòng cho biết ông đã tham chiến tại Việt Nam trong bao lâu  và đã dự các trận đánh nào trong cuộc chiến ạ?

 

Đại tá Joe Snyder (ĐT Snyder): Tôi đến Việt Nam vào trung tuần tháng Tư năm 1968. Lúc đó mặt trận Khe Sanh đang rất nóng bỏng. Tôi đã bay chuyến phi cơ cuối cùng của Thủy quân Lục chiến vào giữa tháng Sáu ngay trước khi Khe Sanh trở thành trận chiến khốc liệt.

 

Bích Trâm: Trận Khe Sanh có thể ví như trận Điện Biên Phủ không?

 

ĐT Snyder: Tướng Võ Nguyên Giáp muốn biến Khe Sanh thành như một Điện Biên Phủ cho một chiến thắng tuyệt vời. Nhưng nó đã không xảy ra như Giáp muốn. Ông ta đã bị chúng tôi đá cho một cú vào mông đít.

 

Không lực Mỹ làm chủ tình hình trong trận chiến đó. Lực lượng Thủy quân Lục chiến thì  cố thủ, họ giữ vững các đỉnh đồi quanh Khe Sanh và đã chiến đấu dũng cảm chống lại lực lượng của tướng Giáp. Mỹ có 2.600 binh sĩ Thủy quân lục chiến tại căn cứ tại Khe Sanh... cùng với quân đội của Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra cũng còn một lực lượng Biệt động quân Rangers nhỏ của quân đội Mỹ.

Bích Trâm: Vị tướng tư lệnh quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam là ai và xin ông vui lòng cho biết cảm nghĩ riêng của ông về cuộc chiến Việt Nam?

 

ĐT Snyder: Xin nói để được rõ điều này, là không có vị tướng 5 sao của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Tướng Westmoreland lúc đó mới chỉ là vị đại tướng 4 sao mà thôi. Ông Johnson là tổng thống của Hoa Kỳ vào những năm đó. Tổng thống Jonhson đã ra lệnh phải giữ Khe Sanh bằng mọi giá. Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã làm chủ tình hình và tướng Việt cộng Võ Nguyên Giáp đã phải rút lui vì 50 ngàn binh sĩ Việt cộng đã quá mệt mỏi kiệt quệ vì không được viện quân, tiếp tế lương thực và quân trang quân dụng.

 

Bích Trâm: Xin ông vui lòng cho biết nhận xét của ông về chiến thuật chiến lược Hoa Kỳ áp dụng trong cuộc chiến Việt Nam, nhất là trong cuộc công hãm của Bắc Việt tại Khe Sanh và trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968?

 

ĐT Snyder: Cuộc bao vây của Bắc Việt thực tế đã chấm dứt vào khoảng cuối tháng Ba, nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn. Trận Khe Sanh là một chiến bại lớn đối với Việt cộng. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân cũng là một thất bại lớn nữa đối với miền Bắc. Vào ngày 1 tháng Mười năm 1968 chúng tôi đã chiến thắng, nhưng tổng thống Johnson tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và Bắc Việt đã lợi dụng sự ngưng không tập đó để bổ sung, di chuyển quân xuống phía nam và rồi trận chiến Khe Sanh lại bắt đầu trở nên khốc liệt. Đây là một thời điểm xác định cho tôi và tất cả các binh sĩ Mỹ. Tổng thống Johnson với ông Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã cố gắng điều khiển cuộc chiến từ Tòa Bạch Ốc. Nhưng vô ích! Hoa Kỳ đã thất bại về chính trị tại Việt Nam... dù rằng Hoa Kỳ đã chiến thắng về quân sự. 

Trung Tướng Tôn Thất Đính (trái) và Thiếu Tướng Lê Văn Tư (phải) đang tìm tên một chiến hữu đồng minh Hoa Kỳ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam. Ảnh: Saint Tuấn

Một phụ nữ, thân nhân của chiến binh Hoa Kỳ đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam đang ngồi trước Bức Tường Đá Đen ở Dana Point, California hôm, 13/5/2011. Ảnh: Saint. Tuấn

Phóng viên Bích Trâm của Global TV và một cựu chiến binh Hoa Kỳ. Saint Tuấn

Phái đoàn CPVNTD và Global TV cùng chào quốc kỳ Mỹ . Ảnh: Saint Tuấn

bottom of page