ĐẠI HỘI
Kỷ Niệm 3 Năm Ngày Thành Lập
CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỰ DO
Hơn hai tháng trước ngày lễ kỷ niệm 30-4-1998, chỉ thị của Chính phủ CMVNTD, điều tôi về Bộ Tư Lệnh Tiền Phương tại Biên Thùy Đông Dương cùng với số đông chiến sĩ xuất sắc giữ an ninh cho Đại Hội kỷ niệm 3 năm thành lập Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do (30/4/1995 – 30/4/1998).
Hai đêm một ngày, chúng tôi đổ bộ vào căn cứ 710, được sự đón tiếp nồng hậu của vị Chỉ Huy Trưởng và Ban Tham Mưu của Căn Cứ. Bốn ngày sau, ông Nguyễn Hữu Chánh, Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương CPCMVNTD (kiêm Tổng Tư Lệnh Chiến Dịch Hòa Bình) đi dự buổi họp đặc biệt từ Bangkok trở về với phái đoàn gồm có Chỉ Huy Phó Đặc Trách Chính Trị và Tuyên Vận cùng Ban Tham Mưu trong bầu không khí hân hoan thắm thiết tình chiến hữu.
Cũng trong ngày, ông Tổng Tư Lệnh đi khảo sát lại toàn bộ các tuyến phòng thủ căn cứ 710 và thăm hỏi ân cần những chiến hữu từ quốc nội đến. Ông Tổng Tư Lệnh huấn thị trước hàng quân, nói rõ về tình hình chính trị và kinh tế của thế giới, đồng thời ông phân tích chủ trương đường lối và vai trò của Chính phủ trong công cuộc đấu tranh trước mặt.
Nhiệm vụ của từng chiến hữu, để chuẩn bị cho ngày Hội Nghị thành công tốt đẹp, các chiến hữu cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay.
Trong 3 căn cứ nằm trên vùng Biên Thùy Đông Dương, ông Tổng Tư Lệnh chọn căn cứ 702 làm địa điểm hành lễ, căn cứ này giữa lưng chừng đồi Khao Wong.
Lệnh của Chỉ Huy Trưởng căn cứ 710 điều 120 quân của quốc nội về tại căn cứ 702 để phối hợp cùng với lực lượng võ trang của căn cứ này nhằm giữ an ninh cho ngày Đại Hội. Về đến điểm, chúng tôi rải quân dọc theo phòng tuyến quân sự và những điểm trọng yếu như Tây Đô, Đông Đô, Trường Sơn, Bắc Giang, Chương Dương, Hàn Cốc và Kim Môn, là một số trong 30 điểm then chốt và trọng yếu của Căn Cứ 702.
Theo tin tình báo cho biết là Hà Nội đã dùng lực lượng của họ tại Campuchia phối hợp với lính của Hunsen sẽ đánh Căn Cứ trước Hội Nghị 3 ngày. Hà Nội không muốn có Đại Hội 30-4-1998 sợ bất lợi về thế quốc tế là Việt Nam đang “mất ổ định chính trị” và Chính phủ CMVNTD gây được niềm tin trong đồng bào quốc nội cũng như hải ngoại. Cùng lúc, Hà Nội cử phái bộ Ngoại giao của họ đến Bangkok để gây áp lực với chính quyền Thái Lan về vụ việc của Chính phủ CMVNTD. Bên cạnh đó, họ còn gửi kháng nghị thư lên Chủ tịch khối ASEAN, bởi vì Hà Nội là một trong 9 thành viên chính thức.
Sáng ngày 29-4-1998, Phái đoàn Đại Biểu Chính phủ CMVNTD từ các nước trên thế giới đã có mặt đông đủ tại Căn Cứ 702 cùng với thành phần Đại Biểu từ VN sang đang mừng rỡ chào hỏi và trò chuyện thân mật, chụp hình, quay phim để làm kỷ niệm. Riêng cụ Hoàng Văn Minh, cụ Nguyễn Huy Đẩu, cụ Ngô Trọng Anh, Tướng Linh Quang Viên, Đô Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tướng Nguyễn Duy Hinh đến 12 giờ chiều 15 phút các cụ mới vào đến Căn Cứ. Cụ Nguyễn Khắc Chính khi gặp tôi mở tròn xoe con mắt ngạc nhiên, cụ hỏi tại sao anh lại có mặt tại đây? Thưa cụ: Tại vì quốc nhục chừ phải rửa. Cụ cười trong xúc động. Cụ là người đồng tù bị CS giam giữ án tù chung thân khổ sai tại trại tù A-20 Xuân Phước. Anh Võ Văn Trung thuộc Phái đoàn Đại Biểu của Chính phủ từ nước Úc trở về cũng ở tù trại ấy, nay là Nghĩa Hữu với nhau.
Theo nguồn tin từ Koh Kong và Cục Phản Gián tại Nam Vang của Chính phủ CMVNTD cho hay, hiện giờ địch đang có mặt ở Hadlek, giáp với quận Klong Yai của tỉnh Trat (Thái Lan) và chúng đang áp sát Căn Cứ 702. Cũng theo nguồn tin trên, chúng sẽ tấn công trong đêm 29-4-1998, nhưng lực lượng võ trang của Chính phủ đã làm cố tình cho địch biết kế hoạch trên của chúng đã bị lộ, buộc phe địch phải rút ra xa hơn Cứ điểm của ta độ chừng 800 mét.
Ủy ban Nghiên Cứu Tin Tức và Giải Mã đã làm việc trực tiếp với ông Tổng Tư Lệnh Chiến Dịch Hòa Bình và Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ cùng Ban Tham Mưu nghiên cứu kế hoạch đối phó. Tin tình báo cho biết tỉnh Trat và Sở Cảnh Sát quận Klong Yai – Thái Lan (hồi 1 giờ 15 phút đêm 29-4-1998). Phối hợp với lực lượng biên phòng đang mở một cuộc hành quân hỗn hợp do một Đại Tá và một số sĩ quan cao cấp chỉ huy cuộc hành quân lục soát với nhiều đơn vị có liên quan, họ đang tiến về Căn Cứ 702. Nhưng ông Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương bình tĩnh và ra lệnh cho Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ cùng Ban Tham Mưu có kế hoạch phù hợp, tuyệt nhiên không được chống lại quân đội Thái Lan, những cứ điểm nào trái lệnh sẽ bị kỷ luật. Ông Tổng Tư Lệnh phân tích những việc lợi và việc hại làm ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao của Chính phủ ta, dẫu Hà Nội – Bangkok – Nam Vang có hợp tác như thế nào, vì quyền lợi hiện thời của quốc gia họ còn vấn đề bên trong lại là vấn đề khác vì khối ASEAN và Thái Lan thật ra chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng với Cộng Sản.
Từ 3 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1998 tin khẩn báo về dồn dập nhưng việc sinh hoạt của các Đại Biểu trong và ngoài nước vẫn bình thường.
Tin từ Chỉ Huy Trưởng và Tham Mưu Trưởng báo cho ông Tổng Tư Lệnh biết là lực lượng Cảnh sát, và Quân đội Thái đang có mặt tại Kim Môn và họ đòi mở cổng, nhưng kháng chiến quân của ta không cho họ vào.
Cũng trong ngay lúc đó ông Tổng Tư Lệnh xuất hiện tại cổng số một Kim Môn và chỉ thị cho đội tiền trạm cho các lực lượng Cảnh sát và Quân đội Thái vào. Vừa được mở ra với Cảnh Sát và Quân Đội hỗn hợp có vũ trang, riêng một sĩ quan Cảnh Sát Thái mặc thường phục tiến vào rút khẩu súng colt ra uy hiếp ông Tổng Tư Lệnh và mọi người nhưng ông vẫn bình tĩnh. Tên cảnh sát mặc thường phục và một số lính Thái tiếp tục thị uy và tiến sâu vào sân cờ (nơi để chuẩn bị hành lễ).
Lực lượng hỗn hợp của Thái Lan độ chừng 200 quân. Lực lượng kháng chiến và lực lượng Thái đan nhau như răng lược, ông Tổng Tư Lệnh giải thích cho họ biết Đại Hội không vi phạm luật pháp vì đây là phần đất Free Zone (giữa 2 nước Campuchia và Thái Lan) chứ không phải là lãnh thổ của họ.
Nhưng lực lượng Thái vẫn ngoan cố và tiếp tục chỉa súng vào quân Chính phủ CMVNTD. Trong lúc quân Chính phủ CMVNTD tăng cường thêm để bảo vệ cho ông Tổng Thư Ký và Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương chính phủ, ông Tổng Thư Ký nói rằng: Nếu các ông không rút khỏi nơi đây và làm điều gì phương hại đến Đại Hội thì chúng tôi sẽ phải mạnh mẽ kháng cự. Ông Tướng chỉ huy cảnh sát Thái trình bày rằng: Chúng tôi được lệnh đến đây để xem các ông làm gì trên lãnh thổ của Thái hay là của Campuchia để chính phủ chúng tôi dễ dàng nói chuyện với CS Hunsen và CS Hà Nội, bởi vì Hà Nội lên tiếng phản đối về việc của các ông trong vòng hai tháng nay, và hiện giờ họ đang có mặt tại Bangkok kiến nghị và phản đối kịch liệt với Bộ Ngoại Giao của chúng tôi.
Trong khi đó đồng hồ đã điểm 8 giờ 10 phút thời điểm dự liệu cho lễ chào Quốc Kỳ và duyệt binh, ông Tổng Thư Ký lập tức ra chỉ thị cho Chỉ Huy Trưởng hành lễ đúng theo chương trình đã dự định. Tiếng hô nghiêm của vị Sĩ Quan nghi lễ, các hàng quân đứng thẳng, oai nghiêm cùng hướng về lá Quốc Kỳ thân thương biểu trưng cho chính nghĩa tự do của Chính phủ CMVNTD. Lá cờ vàng ba sọc đỏ từ từ được kéo lên bởi hai chiến sĩ, cùng lúc bài quốc ca Tiếng Gọi Công Dân cũng trổi lên. Điều lạ và xúc động chính là các quân nhân Thái cũng kính cẩn chào quốc kỳ của chúng ta… Lễ chào quốc kỳ chấm dứt, lực lượng kháng chiến quân của Chính phủ CMVNTD theo sự hướng dẫn của vị Sĩ quan nghi lễ quay về phía lễ đài với hàng chữ TỔ QUỐC GHI ƠN, hai cây nến cháy lung linh bát hương ở giữa bàn thờ Tổ Quốc. Lễ dâng hương để tưởng niệm cử hành rất long trọng, một số chiến sĩ mắt rướm lệ, hướng lòng theo bài Văn Tế Chiến Sĩ Trận Vong và đồng bào đi tìm tự do đã bị bỏ mình dọc theo biên giới Thái-Miên và ngoài biển cả. Vị tướng Cảnh Sát Thái và nhân viên của họ cúi đầu tưởng niệm suốt buổi lễ, sau đó họ rút ra khỏi địa điểm hành lễ, bắt tay từ biệt ông Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương và Đại Hội. Vi Tướng Thái nói rằng ông lấy làm buồn để cho cơ quan hữu trách thiếu phối hợp làm xảy ra sự việc vừa qua, ông công khai xin lỗi Chính phủ CMVNTD vì đã làm phiền Đại Hội.
BIẾN CỐ LỊCH SỬ LÀM RÚNG ĐỘNG DƯ LUẬN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Lễ chào quốc kỳ duyệt binh, dâng hương lên Kỳ Đài theo nghi thức quốc lễ, cùng hai phái đoàn quốc nội và hải ngoại tiến về hội trường. Đại Hội chính thức khai mạc vào lúc 9 giờ 30 phút sáng ngày 30-4-1998 tại hội trường trước tấm bản đồ Việt Nam, giữa là huy hiệu của Chính phủ CMVNTD. Trên bàn Chủ Tọa Đoàn phóng viên nhận biết gồm có:
- Chiến hữu Nguyễn Hữu Chánh, Tổng Tư Lệnh chiến dịch Hòa Bình.
- Giáo sư Ngô Trọng Anh, Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn.
- Giáo sư Nguyễn Huy Đẩu, Chủ Tịch Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương Liên Đảng Việt Nam Tự Do.
- Trung Tướng Linh Quang Viên, Phó Thủ Tướng Đặc Trách Hải Ngoại.
- Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tổng Trưởng Quốc Phòng.
- Đô Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tổng Trưởng Ngoại Giao.
- Giáo Sư Cao Thế Dung, Cố Vấn Chính Trị.
- Tiến Sĩ Phan Văn Thính, Cựu Đại Sứ VNCH, Cố Vấn Ngoại Giao.
- Luật Sư Nguyễn Khắc Chính, Tổng Trưởng Thông Tin và Tuyên Vận.
- Nhân sĩ Hoàng Văn Minh, thành viên Hội Đồng Cố Vấn Chính Phủ.
Đô Đốc Lâm Nguơn Tánh, Chủ Tịch Ban Tổ Chức đọc diễn văn khai mạc chào mừng Đại Hội.
Chiến hữu Nguyễn Hữu Chánh, Tổng Tư Lệnh đọc diễn văn nói về ý nghĩa lịch sử của Đại Hội và kế hoạch tổng thể của Chính phủ từ ngày 30-4-1998 đến năm 2000.
Tiếp theo là Giáo sư Ngô Trọng Anh đọc diễn văn nhấn mạnh về Quyền Dân Tộc Tự Quyết là mục đích và tôn chỉ của Chính phủ.
Kế đến, Trung tướng Linh Quang Viên tường trình trước Đại Hội những hoạt động ngoại vận thành công trong ba năm qua của chính phủ.
Các phái đoàn tuần tự phúc trình trước Đại Hội những công tác hoàn thành cùng các đề án và lịch trình hoạt động trong tương lai. Chiến hữu Nguyễn Văn Tánh, Tổng Vụ Trường Tổng Vụ Hải Ngoại trình bày: “Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng Tổng Vụ cố gắng vượt qua đã thành lập 15 Đoàn Đại Biểu tại 15 tiểu bang Hoa Kỳ.” Các phái đoàn phúc trình gồm có: Tiểu bang Massachusetts, New Jersey, New York, Michigan, Washington D.C., Texas, Oklahoma, Utah, California, Washington State, Arizona,… Đoàn Công Tác Âu Châu và nhiều Phái đoàn khác cũng về tham dự Đại Hội. Đặc biệt trong các phái đoàn hải ngoại vế tham dự có 8 phụ nữ. Chiến hữu Minh Giang đại diện cho Đài phát thanh Việt Nam Tự Do tại Nam California cùng các đặc phái viên có mặt tại chỗ để phỏng vấn và trực tiếp thu thanh, thu hình các chương trình trong buổi lễ. Đại Hội được kết thúc vào lúc 18 giờ 30 cùng ngày.
ĐẠI HỘI BẤT THƯỜNG
LIÊN ĐẢNG VIỆT NAM TỰ DO
Tiếp theo đó, ngay trong đêm 30/4, Đại Hội Liên Đảng Việt Nam Tự Do đã diễn ra. Đây là một đại hội bất thường được triệu tập để đáp ứng nhu cầu cấp thời của tình hình.
Đại Hội lần này qui tụ 134 đại biểu hải ngoại và hơn một trăm đại biểu quốc nội. Trong chương trình nghị sự, Đại Hội đã bỏ phiếu chấp thuận Bản Điều Lệ của Liên Đảng gồm có 11 Chương và 55 Điều, cùng Cương Lĩnh Chính Trị của đảng với số phiếu đạt 100%.
Đại Hội Liên Đảng Việt Nam Tự Do đã thông qua chương trình hoạt động và bầu lại các bộ phận lãnh đạo đảng, gồm các vị:
-
Giáo sư Ngô Trọng Anh, Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Trung Ương.
-
Luật sư Nguyễn Khắc Chính, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát.
-
Giáo sư Nguyễn Huy Đẩu, Chủ Tịch Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương.
-
Giáo sư Cao Thế Dung, Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương.
Trong dịp này có 78 Nghĩa hữu quốc nội và 12 Nghĩa hữu hải ngoại đã được tuyên thệ gia nhập vào Liên Đảng Việt Nam Tự Do.
Tưởng nên nhắc lại, Liên Đảng Việt Nam Tự Do được thành lập gần một năm trước đó ngày 15-8-1997 tại Nam California, Hoa Kỳ.
CỘNG SẢN VIỆT NAM DÙNG LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ CAO MIÊN HUNSEN TẤN CÔNG ĐỊA ĐIỂM HỘI NGHỊ CỦA CHÍNH PHỦ CMVNTD.
Đêm 30-4-1998, các Phái đoàn quốc nội và hải ngoại cùng nhau sinh hoạt ngoài trời. Mọi người ngồi thành vòng tròn chung quanh là đống lửa rực sáng giữa núi rừng tịch mịch hoang vắng.
Chiến hữu Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương Chính phủ CMVNTD đã đến để sinh hoạt, chia xẻ và giải thích những thắc mắc của mọi người đến 3 giờ sáng ngày 1-5.
Trong lúc đó, tình hình chính trị và quân sự luôn biến động, tin tức báo về dồn dập, tin từ quốc nội chuyển ra, tin tình báo của chính phủ từ Nam Vang, tại Koh Kong và của lực lượng đồng minh tại Bangkok cho biết rằng: quân đội Campuchia đã và đang tăng cường lực lượng quân sự của họ rất nhiều và đang tiến về Căn Cứ. Theo ghi nhận của nguồn tin tình báo đồng minh, lực lượng Campuchia có thể tấn công vào đêm nay. Để đối phó, Chiến hữu Tổng Thư Ký kiêm Tổng Tư Lệnh Chiến Hịch Hòa Bình cho triệu tập một cuộc họp bất thường tại Bộ Chỉ Huy Căn Cứ.
Thành phần tham dự gồm có: Chỉ Huy Trưởng, Chỉ Huy Phó và ban Tham Mưu. Chiến hữu Tổng Thư Ký phân tích tình hình ta và địch cùng đề ra những phương án đối phó. Lệnh được ban ra để cho các chốt ứng chiến.
Ông chỉ thị Chỉ Huy Phó đặc trách an ninh phòng thủ khẩn cấp điều lực lượng trừ bị của Căn Cứ lên thay các cứ điểm then chốt để cho lực lượng quân sự quốc nội làm an ninh và đưa các Phái đoàn Đại biểu quốc nội về nước cùng với họ. Riêng về Phái đoàn hải ngoại do dễ dàng hơn về mặt pháp lý nên sáng ngày 1-5-1998 sẽ rút toàn bộ ra khỏi căn cứ nếu như lực lượng CS Campuchia tấn công. Những bộ phận nhân sự liên quan đều nhận lệnh rõ ràng, riêng Tham Mưu Phó đặc trách quân sự kịp thời điều động trám quân những điểm then chốt khi lực lượng quốc nội rút đi. Các phái đoàn từng đợt, rồi từng đợt rút ra còn lại 3 người cuối cùng là Chiến hữu Minh Giang của Đài phát thanh VNTD và hai Chiến hữu trong Đoàn công tác Úc Châu còn đang làm nhiệm vụ quay những thước phim cuối cùng để làm tài liệu, rồi cuối cùng cũng rút ra khỏi khu vực cấm địa thuộc căn cứ 702.
QUÂN CỘNG NGỤY TRANG TRONG LỚP ÁO CỦA HUNSEN KHÔNG DÁM TẤN CÔNG HỘI NGHỊ VÀ CĂN CỨ 702 TRONG ĐÊM 29-4-1998 VÀ 30-4-1998
9 giờ sáng ngày 1-5-1998 lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn ngạo nghễ tung bay lộng gió như một thách thức trước kẻ thù, trái đạn pháo đầu tiên cách bộ chỉ huy 20 mét, tiếng nổ làm chấn động trong lúc Ban Tham Mưu đang họp với Chiến hữu Tổng Tư Lệnh Chiến Dịch Hòa Bình. Ông đứng dậy hô to “CS tấn công, CS tấn công”, “các anh em hãy bình tĩnh” và liên tục ra lệnh trên máy điện đàm, rồi tiếng nổ liên hồi dọc theo phòng tuyến quân sự dài hơn 2400 mét. Ngay lúc đó, quanh sân cờ trên chục trái đại pháo nổ dữ dội. Các chốt của lực lượng kháng chiến vẫn giữ vững, hai bên giao tranh ác liệt. Nhiều đợt hô xung phong bằng tiếng Việt và Khmer từ phía địch “bao vây và bắt sống chúng nó”. Trọng pháo của CS Hunsen bắn vượt qua free zone vào sâu trong lãnh thổ của Thái gây một số thiệt hại về nhân mạng khiến Quân đội Thái đưa quân tiến vào khu vực hành lễ của Chính phủ CMVNTD.
HAI LỰC LƯỢNG THÁI, MIÊN TẤN CÔNG CÙNG MỘT LÚC
Chiến sự vẫn tiếp diễn, Quân đội Thái hỏa lực mạnh nên tấn công như vũ bão, Quân Chính phủ CMVNTD bị thương một. Tiếng súng vẫn cứ liên hồi, nhiều nhất là tiếng đạn B40 và lựu đạn nổ. Chiến hữu Tổng Tư Lệnh vẫn làm chủ được tình hình mặc dù hai chọi một, một vì hiểu lầm và một cố ý.
Chiến hữu Tổng Tư Lệnh gọi về Trung Tâm Huấn Luyện, chỉ thị cho Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm điều số tân binh qua vùng đất của Thái, bởi vì tân binh của ta chưa có kinh nghiệm chiến đấu, ông lo ngại họ chạy lạc bị địch bắt. Ông ra lệnh cho các chốt bảo toàn lực lượng và rút bằng đường rừng về An Toàn Khu (KKM). Riêng ông cùng Ban Tham Mưu và trung đội bảo vệ rút xuống một con suối cạn. Chiến hữu Tổng Thư Ký lệnh cho Ban Tham Mưu phối hợp điều toàn bộ lực lượng về an toàn khu. Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm huấn luyện báo cáo tân binh của ta rút đợt cuối cùng thì lực lượng CS Campuchia tấn công vào quân đội Thái cách Trung Tâm Huấn Luyện 500 mét làm cho một số tân binh của ta bị tản mác. Tin cũng báo quân của ta ở chốt Tây Đô bị CS Campuchia bao vây và bị mất liên lạc. Sau đó Quân đội Thái Lan dùng máy bay, bay trên bầu trời giữ an ninh và thám sát, họ kêu gọi Chiến hữu Tổng Tư Lệnh liên lạc với họ.
Chiến hữu Tổng Tư Lệnh ra lệnh đưa trung đội thám sát ứng chiến để giải vây cho lực lượng còn kẹt lại và cuối cùng đã giải vây được chốt Tây Đô và đưa các chiến hữu ấy về an toàn khu.
Chiến hữu Tổng Tư Lệnh và 42 chiến sĩ Trung đội bảo vệ được Quân đội Thái rước ra từ chiến địa. Thái Lan yêu cầu chuyển giao 42 chiến sĩ Chính phủ CMVNTD cho họ, cộng thêm 56 tân binh vượt qua đất Thái đã bị quân đội Thái tạm giữ, tổng cộng 98 người. Theo luật di trú của Thái Lan, 98 chiến sĩ của ta vượt biên giới trái phép, họ đã đưa toàn bộ các chiến sĩ ra tòa và phải bị đóng tiền phạt vạ. Chiến hữu Tổng Tư Lệnh ngay lúc đó đã được Quân đội Thái hộ tống đến sở cảnh sát để giải quyết một số vấn đề có liên quan, chính phủ Thái Lan đã rất tôn trọng và không hề làm điều gì xúc phạm đến ông.
Sau khi xếp đặt cho Ban Tham Mưu ở lại chăm sóc và lo lắng cho các chiến sĩ đang bị giữ tại Sở cảnh sát. Chiến hữu Tổng Tư Lệnh phải trở lại Bangkok để tiếp tục những vấn đề còn lại của Đại Hội phần II được tổ chức tại Bangkok trong 2 ngày 2 và 3 tháng 5 năm 1998, trong đó có nhiều quan khách quốc tế tham dự.
I'm a paragraph. Click here to add your own text and edit me. It's easy.