Công Tố Viện Phản Bác Lời Biện Hộ Của Anh Võ Đức Văn
Điều 2: Hai Nước Cùng Kết Tội.
Anh Văn cãi rằng Thư yêu cầu dẫn độ không phù hợp với thuyết HAI NƯỚC CÙNG KẾT TỘI như thỏa ước dẫn độ dự liệu về cả 2 tội cáo buộc cho anh. ANH ĐÃ LẦM.
Lý do: Định nghĩa về những tội nào có thể bị dẫn độ trong thỏa ước đã chọn nguyên tắc
Cả 2 nước đều kết án tù từ 1 năm trở lên.
Nguyên tắc 2 nước đều kết án tù từ 1 năm trở lên phải được giải thích có lợi cho phe muốn dẫn độ ̣tham chiếu tờ trình của Ngoại Trưởng George Schultz xin TT Reagan chuyển thỏa ước dẫn độ cho Thượng Viện để xin phê chuẩn.
A. Nguyên tắc 2 nước đều kết án tù từ 1 năm trở lên áp dụng cho cả 2 tội danh
Anh Văn bị cáo là đồng lõa với một người khác mưu toan gây thiệt hại về nhân mạng hay tài sản cho kẻ khác.
Anh cãi rằng anh hành động trong tòa Đại Sứ VC tại Bangkok, nghĩa là trên lãnh thổ VN, không phải lãnh thổ Thái Lan thành ra nguyên tắc 2 nước đều kết án tù từ 1 năm trở lên không có giá trị. Nhưng LỜI PHÂN BIỆN CỦA VĂN CÓ KHUYẾT ĐIỂM TRẦM TRỌNG.
Sai lầm 1: Luật Sư của Văn nhìn nhận rằng một trong 2 quả bom được đặt ở ngoài cổng trước của tòa Đại Sứ, nơi đây hẳn nhiên là có lề đường. Hơn nữa, nơi đặt bom không hoàn toàn định nghĩa địa điểm phạm tội. Thái Lan buộc tội đồng lõa với người khác có nghĩa là một chuỗi hành động phạm pháp chứ không phải một hành động đặt bom. Một lý do nữa khiến điểm biện luận này không giá trị là CP Mỹ không có quyền định giá lời buộc tội của CP Thái.
Sai lầm 2 : Ý niệm tòa Đại Sứ VC là lãnh thổ VN không hoàn toàn áp dụng trong mọi trường hợp. Án lệ McKeel chống Cộng Hòa Hồi Giáo Ba Tư: ̣(Tòa Án hạt 9. 1983) “Tòa Đại Sứ Mỹ vẫn là lãnh thổ của qg tiếp nhận, và không trở thành lãnh thổ Hoa Kỳ.”
Nhiều án lệ khác cũng xác nhận rằng tuy đặc quyền ngoại giao có ban cho bạn quyền xử tội những hành vi phạm pháp trong phạm vi tòa Đại Sứ, nhưng đặc quyền này không ngăn cản chủ nhân hành xử chủ quyền của họ nếu có bạo hành trong tòa Đại Sứ. Nếu lý luận của Văn là đúng thì một vụ nổ bom trong tòa Đại Sứ Trung Cộng tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn sẽ không ai có thẩm quyền xét xử vì Hoa kỳ và Trung Cộng không có thỏa ước dẫn độ.
Sai lầm 3: Anh Văn lý luận rằng vụ của anh đáng lý phải được xử ở VN, nhưng vì Mỹ và VN không có thỏa ước dẫn độ, việc này không thực hiện được. Điểm chính ở đây là nguyên tắc 2 nước đều kết án tù từ 1 năm trở lên chứ không phải là giả thiết một quốc gia đệ tam cũng muốn xin dẫn độ anh Văn từ Mỹ quốc.
B.Tội Đặt Bom
Anh Văn cũng bị Thái Lan buộc tội chế tạo, tàng trữ và sử dụng chất nổ. Kẻ phạm tội này ở Mỹ có thể bị xử tù 10 năm.
Anh Văn cãi rằng nguyên tắc 2 nước cùng kết tội trên 1 năm không áp dụ̣ng được vì luật Thái Lan còn đòi hỏi giấy phép trong khi luật Hoa Kỳ không đòi.
Căn cứ vào điểm khác biệt này, anh Văn lý luận rằng không cần phải nêu lên vấn đề 2 nước cùng xử tội trên 1 năm vì ta chỉ có thể phỏng đoán về điều kiện xin giấy phép ở Thái Lan. Hơn nữa, không có bằng chứng rõ rệt về việc có giấy phép hay không, câu hỏi này nêu ra vấn đề thiếu bằng chứng
Cả 2 lời biện luận trên đều không quan hệ đến nội vụ. Điều quan trọng là luật cả hai nước có đồng kết tội giống nhau hay không? Câu trả lời là cả 2 qg đều kết tội chế tạo và tàng trữ bom như nhau.
Điều 3: Biệt Lệ Về Tội phạm Chính Trị.
Anh Văn cãi rằng Tòa nên bác bỏ yêu cầu dẫn độ vì lý do đây là một hành vi chính trị.
Việc xác quyết đây có phải là một tội phạm chính trị là thẩm quyền của bộ Tư Pháp.
Việc xác quyết đây có phải là lời yêu cầu dẫn độ vì mục đích chính trị là thẩm quyền của bộ Ngoại Giao. Vì vậy Ông Bộ Trưởng Ngoại Giao có toàn quyền trả lời câu hỏi này.
Công Tố Viện có 3 lý do để đề nghị bác bỏ luận cứ của anh Văn:
-
Vụ đặt bom không xẩy ra cùng lúc với một cuộc khởi nghĩa
-
Vụ tấn công này không nhắm vào qg muốn dẫn độ, mà nhằm làm hại một Qg đệ tam.
-
Sự xin miễn trừ không thể ban cho một công dân của một qg đệ tam (Văn là công dân Hoa Kỳ).
Điều 4: Trùng Dụng Về Thẩm Quyền.
Điều 4 của thỏa ước dự liệu rằng qg được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối dẫn độ với điều kiện qg này sẽ xử bị cáo về cùng một tội danh chiếu theo luật nước mình.
Anh Văn cho rằng tòa án Mỹ có quyền từ chối việc dẫn độ. Anh đã lầm.
Điều 4 chỉ đặc biệt dành cho Hành Pháp quyền từ chối lời yêu cầu dẫn độ.
Điều 5: Không Dẫn Độ Nếu Đã Xử Rồi
Điều 5 đoạn 2: “Qg được yêu cầu có quyền từ chối dẫn độ nếu bị cáo đã được xử rồi về cùng một tội danh”
Anh Văn đã lại lầm lẫn vai trò của tòa án và của Hành Pháp nên anh mới nói rằng đ. 5 cho tòa án quyền lượng định xem anh có vi phạm luật Thái Lan và có nên dẫn độ anh qua Thái Lan hay không?
Điều 6: Tử Hình
Nếu tội danh đòi hỏi án tử hình ở qg xin dẫn độ và không phải tử hình ở qg được yêu cầu dẫn độ, thì cơ quan hữu quyền ở qg được yêu cầu có quyền khước từ lời yêu cầu với một vài điều kiện. Cơ quan hữu quyền đây vẫn là Hành Pháp chứ không phải Tòa Án như Anh Văn vẫn tưởng lầm.
Điều 8: Quốc Tịch
Một lần nữa, anh Văn lại lầm lẫn, anh tưởng tòa án có thẩm quyền bác bỏ lời yêu cầu dẫn độ vì anh mang quốc tịch Mỵ̃, nhưng thực ra quyền này thuộc về Hành Pháp.
Điều 9: Thủ Tục Dẫn Độ Và Các Tài liệu Phải cung cấp
Anh Văn lý luận rằng CP Thái không tuân theo tất cả những đòi hỏi của điều 8 thỏa Ước dẫn độ, nhưng anh cũng nhìn nhận rằng đây là một điểm nhỏ nhặt.
CP Thái đã viện dẫn đầy đủ đạo luật có liên quan đến tội danh thứ nhì mà anh bị cáo buộc. Đây là luật kiểm soát võ khí, đạn dược, chất nổ, pháo bông và súng đạn giả.
Như vậy, CP Thái đã thỏa mãn tât cả các đòi hỏi của thỏa ước dẫn độ và lời thỉnh cầu bác bỏ việc xin dẫn độ nên bị bác khước..
Điều 13: Nhiều Nước xin dẫn độ cùng một lúc.
Điều 13 nói về trường hợp một qg nhận được thư của nhiều qg đối ước xin dẫn độ cùng một người. Anh Văn cho rằng đây là đoạn nên lợi dụng để khưởc từ yêu cầu dẫn độ của Thái Lan vì sau khi Hoa Kỳ cho Thái Lan dẫn độ anh đến Bangkok, CP cộng sản VN sẽ đòi hỏi dẫn độ anh về VN.
Tòa án Mỹ hoàn toàn không có thẩm quyền gì về việc Thái Lan tái dẫn độ anh Văn về VN. Bộ Ngoaị Giao Mỹ có quyền đòi hỏi Thái Lan không được tái dẫn độ.*
*. Có lẽ đây là chỗ thuận tiện để bàn về lý luận của Văn rằng sau khi anh bị đưa đi TL, dù rằng TL không xử tử anh, nhưng Cộng sản VN sẽ ám sát anh trong ngục tù TL hoặc TL sẽ tái dẫn độ anh về VN. Lời tuyên bố này chỉ là phỏng đoán, mặc dầu Văn cam kết sẽ chịu trọng tội nếu anh nói dối rằng anh “sẽ bị Cộng sản VN ám sát trong lao tù TL”.
Cả 2 trường hợp ̣tái dẫn độ hay ám sát đều ra ngoài tầm tay của Tư Pháp. Chỉ Bộ Ngoại Giao có thẩm quyền về những điều lo ngại này.
I. Về Tội Danh Đặt Bom.
Văn khai rằng những quả bom anh gài không nổ được, anh đã tẩm ướt cái ngòi nổ và lấy thuốc nổ đi rồi.
Văn thư xin dẫn độ của TL quả quyết rằng những quả bom ấy có thể nổ được và họ chứng minh bằng phép thử khoa học. Chất nổ trong những bom này là một thứ phân hóa học. Hơn nữa một đồng lõa của Văn khai là Văn dặn anh này gọi một số điện thoại lưu động để làm nổ những bom ấy.
Muốn giải quyết những lời khai đối nghịch này, ta cần có một phiên tòa đặc biệt tại TL để phân xử ai đúng, ai sai.
II. Về Tội Danh Chế Tạo Bom
Luận cứ của Văn về điểm này rất khó hiểu nên Công Tố Viện Mỹ không trả lời điểm này
Nhưng dành quyền trả lời sau khi lấy được khẩu cung và hiểu rõ lý luận của Văn
III. KẾT LUẬN
Tòa xác nhận Võ Đức Văn nên được dẫn độ về cả hai tội danh.
I'm a paragraph. Click here to add your own text and edit me. It's easy.


