top of page
  • Facebook Social Icon

QUAN HỆ THÁI-VIỆT TÙY THUỘC VÀO VIỆC

HỢP TÁC CHỐNG LẠI CÁC NHÓM NỔI DẬY.

 

Bộ ngoại giao Thái: Là một quốc gia dân chủ, Thái Lan có thể thông cảm trong âm thầm với những nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam nhưng để không “mích lòng” nước láng giềng, Thái Lan đành phải đứng về phía chính quyền Việt Nam.

 

SONGPOL KAOPATUMTIP and SURAHJINAKUL

 

Chủ Nhật, ngày 22 tháng 07 năm 2001

Sau hơn một tháng kể từ vụ cài bom tại Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Bangkok, quá trình điều tra vẫn chưa hoàn tất, chính phủ Thái tuyên bố sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động khủng bố nào trên lãnh thổ của họ.

 

Chuyện này không đơn giản chỉ là an ninh quốc gia mà nó còn ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Thái Lan đối với Việt Nam. Hai nước đều hợp tác để giải quyết vụ việc hôm 19 tháng 6. Và vào ngày 6 tháng 8 tới, Thái Lan và Việt Nam sẽ kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.

 

“Thật ra thì Thái Lan không hề ủng hộ bất cứ tổ chức nào chống đối lại chính quyền Việt Nam”, ông Thanya Srithana, thuộc Khoa Á Châu, Viện Đại Học Chulalongkorn phát biểu.

 

“Chưa bao giờ quan hệ ngoại giao giữa 2 nước lại tốt đẹp như hiện tại.”

 

Theo bà Thanyatip, có nhiều tổ chức người Việt hải ngoại muốn thấy quê hương Việt Nam đi theo đường lối dân chủ của phương Tây và họ có nhiều phương cách khác nhau để thực hiện mục tiêu này.

 

Nhưng vụ cài bom ngày 19 tháng 6 đã đặt Chính Phủ Việt Nam Tự Do vào tầm ngắm của dư luận. Chính phủ này được lãnh đạo bởi ông Nguyễn Hữu Chánh, người được ủng hộ mạnh mẽ nhất trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

 

Hai trong số 3 nghi phạm bị bắt giữ sau vụ việc ngày 19 tháng 6 – Nguyễn Thanh Hiền Sĩ và Trần Anh Tuấn – đều là thành viên của Chính Phủ Việt Nam Tự Do.

 

Trong cuộc phỏng vấn từ California tuần này, ông Chánh nói Sĩ cài bom tại Tòa Đại Sứ Việt Nam là để đáp trả cho việc CSVN đã bắt cóc 30 chiến sĩ của Chính Phủ VNTD từ Campuchia. Nhưng ông cũng nói thêm “chủ trương của chúng tôi là phi bạo lực.”

 

Tuy vậy, các quan chức an ninh Thái lo ngại rằng nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì các vụ việc tương tự sẽ tái xảy ra. Và bất kỳ tổ chức nào chống đối chính quyền Việt Nam cũng có thể thực hiện điều này.

 

Một nhân vật chẳng mấy xa lạ

 

Nguyễn Thanh Hiền Sĩ chẳng còn xa lạ gì đối với mật vụ Thái Lan và Việt Nam. Chính quyền Hà Nội truy nã Sĩ như một tội phạm, còn cảnh sát Thái Lan xem Sĩ như một “trái bom nổ chậm” đối với an ninh tại Việt Nam.

 

Theo hồ sơ cảnh sát Thái, Sĩ đã biến mất khỏi trại tỵ nạn ở quận Nakhon Ratchasima’s Sikhieu vào năm 1991.

 

Cảnh sát Thái đã phát hiện ra dấu vân tay của Sĩ trên 2 trái bom trong lúc vô hiệu hóa chúng tại Tòa Đại Sứ Việt Nam trên đường Wireless vào sáng sớm ngày 19 tháng 6.

Khoảng 20 giờ sau đó, vào chiều ngày kế tiếp, Sĩ, 38 tuổi, đã bị cảnh sát tóm gọn tại khách sạn Ambassador trên đường Sukhumvit. “Chúng tôi đã đến và giải anh ta đi”, một cảnh sát viên cho biết.

 

Trong lúc Sĩ đang xuống lầu khách sạn để pha cà phê thì cảnh sát ập tới còng tay và giải đi.

 

Hai đồng phạm khác cũng đã bị bắt giữ: Trần Anh Tuấn, 47 tuổi và Phan Thanh Bình, 42 tuổi. Cả hai đều có tên trong hồ sơ của cảnh sát Thái lẫn Việt Nam.

 

Một nghi phạm vẫn còn đang lẩn trốn: Võ Văn Đức, 34 tuổi, mang hộ chiếu Hoa Kỳ.

 

GẶP NHAU LẦN ĐẦU TRONG BÍ MẬT

 

Tài liệu phía cảnh sát Bangkok cho rằng vào năm 1989, những người chống đối chính quyền Hà Nội đã bí mật tổ chức một cuộc họp tại một khách sạn trên đường Chan, khu Sathupradit ở Bangkok. Khoảng 40 người từ nhiều quốc gia khác nhau đã tham gia.

 

Ông NHC bay từ Phi Luật Tân vào ngày 15 tháng 8 năm 1989 để tham dự cuộc họp. Sĩ cũng đã có mặt tại cuộc họp, cảnh sát cho hay.

 

Sau cuộc họp, ông NHC ở lại Bangkok và lập đường dây từ quốc nội đến quốc ngoại. Cảnh sát cho biết “nhưng ông ta hiếm khi ở lại Bangkok lâu, ổng đi đi về về, chủ yếu là tại Phi Luật Tân và Mỹ.”

 

Tuy nhiên, cảnh sát lưu ý rằng từ 1997 đến 1998, ông NHC đã thường xuyên lui tới đến các tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan có đông đúc người Việt Nam cư ngụ như Sakon Nakhon, Nakhon Phanon và Nong Khai. Ông cũng đến những khu như Tahi ở Chanthaburi, Prachin Buri và Trat, tiếp giáp với Campuchia.

 

Hồ sơ cảnh sát cho hay ông Chánh cùng nhiều người khác đã mở trại huấn luyện vũ trang bí mật trong những khu vực hẻo lánh ở núi Khao Wong, biên giới Thái-Cambốt, đối diện với quận Khlong Yai của tỉnh Trat. Tại đây, chính phủ VNTD đã tổ chức “hội nghị quốc tế thường niên” lần thứ 3 vào ngày 30 tháng 4 năm 1998.

 

Nhưng cuộc họp đã chấm dứt trong hỗn loạn vào sáng sớm ngày 1 tháng 5 năm 1998 khi lực lượng vũ trang của Campuchia nả đạn vào các đại biểu của chính phủ VNTD.

 

Quân đội Thái Lan cũng nhảy vào vòng chiến. Một cảnh sát biên giới Thái bị tử thương và nhiều người khác bị thương nặng. Quân của Chính phủ VNTD cũng bị thiệt hại đáng kể.

 

Sau đó ông Chánh đã bị chính quyền Thái bắt giữ và đưa đến đồn cảnh sát tại quận Khlong Yai. Tại đây ông bị cáo buộc với tội tổ chức và hội họp bất hợp pháp, đe dọa an ninh quốc gia. Vào ngày 16 tháng 6 cùng năm, ông Chánh được trả tự do và trở lại Mỹ. Sau đó ông bị cảnh sát Thái liệt vào danh sách những thành phần nguy hiểm.

 

NGHI HOẶC

 

Lẽ đương nhiên, vụ việc năm 1998 làm chính quyền Việt Nam nghi ngờ động thái của Thái Lan đối với các tổ chức nổi dậy chống CS. Và các quan chức cấp cao Thái Lan đã lập tức hành động nhằm xoa dịu những tình huống có thể xảy ra từ vụ gài bom đe dọa Tòa Đại Sứ Việt Nam.

 

“Chính quyền Việt Nam hiểu rằng chúng tôi hoàn toàn phản đối những hoạt động dùng lãnh thổ Thái Lan để chống đối chính quyền Hà Nội”, một viên chức an ninh thuộc Văn Phòng Thủ Tướng trả lời phỏng vấn của chúng tôi.

 

“Họ biết rằng chúng ta cực lực lên án những tổ chức đấu tranh đã thực hiện hành vi khủng bố trên đất Thái”, ông nói thêm.

 

Một quan chức an ninh khác cho biết Thái Lan cũng cần sự hợp tác về mặt tình báo từ phía Việt Nam, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác để phòng ngừa những sự việc tương tự.

“Đất nước chúng tôi luôn mở rộng vòng tay chào đón khách du lịch. Chúng tôi cần sự hợp tác cũng như các biện pháp hiệu quả để phát hiện ra những kẻ nào muốn âm mưu dùng Thái Lan làm bàn đạp để làm mất ổn định các quốc gia láng giềng”, ông nói thêm.

Tổng Trưởng Quốc Phòng Thái Lan, ông Chavalit Yongchaiyudh đã lặp lại lời phát biểu trên khi ông sang thăm Hà Nội vào thứ 4 tuần trước.

 

Trong cuộc họp với người đồng cấp – Thiếu Tướng Phạm Văn Trà, Tướng Chavait bày tỏ niềm hối tiếc về sự kiện gài bom ngày 19 tháng 6 cùng 1 vụ việc trước đó đã làm bẽ mặt Việt Nam. Ông nói cần phải nhanh chóng ngăn chặn các tổ chức chống đối ngay từ bây giờ.

 

Tháng 11 năm ngoái, một người Mỹ gốc Việt đã cướp phi cơ bay từ miền Nam Thái Lan - tỉnh Prachuap Khiri Khan đến thành phố HCM để thả truyền đơn chống Cộng trước khi Cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton viếng thăm thành phố này.

 

Ông Lý Tống là cựu phi công của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã được cấp quốc tịch Mỹ sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Ông đang hầu tòa tại tỉnh Rayong với các cáo buộc không tặc, vi phạm không phận Thái Lan và xâm nhập lãnh thổ Thái Lan bất hợp pháp.

 

Lý Tống bị bắt khi ông bay về căn cứ không quân U-Tapao ở Raymong sau phi vụ thả truyền đơn chống Cộng.

 

NGOẠI GIAO LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU

 

Bà Thanyatip, thuộc Học Viện Nghiên Cứu Á Châu nói rằng chính phủ Thái Lan phải “điểm huyệt” các tổ chức chống chính quyền Hà Nội.

 

“Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại hệ thống tình báo của mình. Chúng ta phải tự hỏi rằng liệu chúng ta có thể ngăn chặn sự việc này xảy ra lần nữa không?”

 

Từ khi chính phủ Thái tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia Đông Dương vào năm 1988, Thái Lan và Việt Nam đã có những bước tiến tích cực trong mọi lĩnh vực hợp tác. Bà Thayatip nói rằng vấn đề về biên giới biển đã được giải quyết và 2 nước đã ký hiệp ước hợp tác tuần tra trên biển. Một giao ước về thị thực miễn phí trong vòng 30 ngày cũng đã được thỏa thuận, cho phép thực hiện nhiều hợp đồng béo bở giữa 2 quốc gia.

 

“Đây là những dấu hiệu tốt lành trong quan hệ giữa 2 nước”, bà nói.

 

Các quan chức an ninh cho rằng Thái Lan sẽ không mắc sai lầm nào để phá hỏng mối quan hệ như bằng hữu này và tuyên bố sẽ ra tay bất cứ ai muốn gây rối, phá hoại.

 

Cảnh sát sẽ hoàn tất hồ sơ để truy tố Sĩ và Bình ra hầu tòa vì tội gài bom vào ngày 19 tháng 6. Vào ngày 22 tháng 6, Tòa Án Hình Sự tuyên phạt Tuấn Trần 2 tháng tù giam do xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp. Còn cáo buộc gài bom thì vẫn đang chờ tòa xử.

 

Một cảnh sát viên Thái Lan cho biết: “chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đẩy lui mọi hoạt động đấu tranh phá hoại các quốc gia láng giềng, chúng tôi không hề cổ võ những người chống đối, họ chỉ lợi dụng chính sách du lịch của chúng tôi mà thôi.”

BẢN TIN TRÊN BANGKOK POST NĂM 2001

The OC Resgister - Đón mừng nhà tranh đấu được trả tự do

Nhiều bạn bè, thân hữu và các ủng hộ viên đã hết sức phấn khởi...

The OC Resgister - Bên kia chiến tuyến

Khoảng 200 đồng hương biểu tình tại Tòa Lãnh Sự Nam Hàn ở... 

Washington Post - Khai chiến từ California

PHNOM PENH, Campuchia – Được vũ trang bằng súng trường tấn... 

Los Angeles TImes - Những người ủng hộ tìm cách giải cứu nhà tranh đấu Việt Nam

Dòng người đã tập trung biểu tình nhiều tháng qua trên các... 

Asiafiest.com - Toà án Nam Hàn quyết định số phận người Việt bất đồng chính kiến

Toà án Nam Triều Tiên sẽ quyết định số phận của một nhà bất...

Bangkok Post - Người chiến sĩ tự do cuối cùng

Nguyễn Hữu Chánh: Chúng tôi muốn có dân chủ cho Việt Nam...

Bangkok Post - Quan hệ Thái Việt tùy thuộc vào việc hợp tác

Sau hơn một tháng kể từ vụ cài bom tại Tòa Đại Sứ Việt Nam tại...

The OC Resgister - Nhà bất đồng chính kiến trở về

LOS ANGELES - Tiếng reo hò “Welcome home” tràn ngập...

Los Angeles Times - Đồng hương nồng nhiệt đón mừng nhà tranh đấu trở về

Một lãnh tụ người Việt đã bị giam 90 ngày tại Nam Hàn...

Bangkok Post - Người dân Việt Nam phải có quyền bầu cử

Các viên chức an ninh tại Việt Nam và Thái Lan gọi ông Nguyễn...

Los Angeles Times - Việc dẫn độ gây chia rẽ cộng đồng

Đã gần 4 năm từ khi Võ Đức Văn bị bắt giam do bị cáo buộc...

The OC Resgister - Dấy lên khẩu chiến

Từ trụ sở chính ở Garden Grove, họ phát thanh hàng ngày kêu gọi lật...

OC Weekly - CPVNTD không còn lãnh đạo bởi VN Cộng Hòa

Từ thành phố Garden Grove, Chính phủ Việt Nam Tự Do cương quyết...

BÁO CHÍ QUỐC TẾ

 1990 - 1995

- Tổng Liên Đoàn xây dựng Việt Nam 

- Hành trình trở về Việt Nam 

- CAMBODIA 

- Thành Lập:

  Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do

 

 1996 - 2000

- Đại Hội Chính Nghĩa

- Đại Hội Biên Thùy 

- CSVN xữ 37 Chiến Sĩ  VNTD 

- Thành Lập:

  Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Nam Tự Do

- Chiến dịch năm 2000

 

 2001 - 2005

- Vụ Án: Võ Đức Văn, Nguyễn Tấn Vinh,

              Huỳnh Ngọc Thuận 

- Diễn đàn Công Luận 

- Quốc Dân Đại Hội (kỳ 1) hình thành:

  Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do  

- Thành Lập Đảng Dân Tộc Việt Nam 

- Công bố Hiến Chương - trình diện:

  Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Tự Do 

- Đài phát thanh (RFVN) và Báo Chí VNTD

- Quốc Dân Đại Hội (kỳ 2) ra mắt:

  Chính Phủ Việt Nam Tự Do

 

 2006 - 2010

- Vụ Án NAM HÀN 

- Đại Hội Đại Biểu Đảng Dân Tộc 

- Điều trần tại Liên Hiệp Quốc 

- Thành lập Đài GLOBALTV 

- Được trao giải Nhân Quyền 

 

 2011 - 2015

- Vận động hình thành:    

  Liên Minh Dân Tộc Việt Nam 

- Công bố Tài Liệu CSVN

 2016 - Hiện tại

 Hành trình cách mạng

- Hình ảnh hoạt động  1995 - 2015

- Hình ảnh vận động Quốc Tế 

 Báo Chí

- Thông Cáo Báo Chí

- Báo chí CSVN 

- Báo chí Quốc tế 

- Báo chí Việt Nam hải ngoại 

- Báo chí VIỆT NAM TỰ DO

bottom of page