top of page

THAM LUẬN

Các hệ thống truyền thông phục vụ cộng động rộng khắp thế giới, đem đến tin tức, văn hóa, hữu ích thực tế trong sinh hoạt đời sống thường ngày, gồm đủ các chương trình thích hợp cho mọi lứa tuổi.

 

Xem trên máy vi tính qua Website, hoặc tải Apps ứng dụng trên điện thoại di động Smartphone và Tablet (máy tính bảng).

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CỰU QUÂN NHÂN QLVNCH

TRONG CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI THỂ CỘNG SẢN

Đại Tướng LINH QUANG VIÊN

(Đệ I Phó Thủ Tướng CPLT/VNTD)

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cho đến tháng Tư đen 1975 đã chiến đấu dũng cảm trên 30 năm để bảo vệ đồng bào và quê hương. Trên khắp 4 vùng chiến thuật miền Nam Việt Nam, các đơn vị tác chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã liên tiếp tạo được những chiến thắng lẫy lừng đáng được ghi vào quân sử quốc gia sau này. Họ đã thực sự trưởng thành qua những kinh nghiệm máu xương nơi chiến trường, không hổ danh là một quân đội tân tiến và kiêu hùng vào bậc nhất tại Đông Nam Á. Một quân đội được coi là thiện chiến, gồm đầy đủ các binh chủng thuộc Hải, Lục, Không quân, được huấn luyện đầy đủ từ cấp nhỏ đến cấp lớn và được trang bị những vũ khí hiện đại, không thể nào bỗng nhiên một sớm một chiều tan rã, nếu không bị những yếu tố chính trị quốc tế chi phối một cách tàn nhẫn, cũng như nếu không có những vi phạm trầm trọng từ Ngũ Giác Đài về những nguyên tắc chiến tranh, những sai lầm về mục tiêu, sách lược, trong một cuộc chiến không muốn thắng. Tiếc thay đó lại là số phận hẩm hiu mà định mệnh đã dành cho QLVNCH để bị bức tử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của VNCH. Kế đó là sự trả thù hèn hạ của bạo quyền Cộng Sản  đối với các chiến sĩ quân cán chính VNCH bị kẹt lại ở trong nước và bị đày ải trong các trại tù cải tạo. Cũng kể từ ngày đó, toàn thể đồng bào ruột thịt trong nước, từ Nam chí Bắc, bắt đầu cuộc sống trong lầm than, nghèo đói và lạc hậu.

 

Đối với Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh, chiến tranh Việt Nam đã chính thức chấm dứt vào ngày đó, có nghĩa là chậm ít nhất là 2 năm, vì từ năm 1972 Hoa Kỳ đã có ý định tìm cách rút khỏi chiến trường Việt Nam trong danh dự.

 

Tuy nhiên, đối với những chiến sĩ Quốc Gia chống Cộng, cuộc chiến không hề được coi là kết thúc. Trái lại, cuộc chiến vẫn tiếp tục, ở trong nước và ở ngoài nước, trong một hoàn cảnh khác, dưới những hình thức khác.

Trong cuộc di cư tỵ nạn trong năm 1975 và những năm về sau, hai triệu người đã may mắn đặt chân lên các quốc gia tự do. Họ hiểu biết được giá trị của những  khái niệm dân chủ và tự do nên đã so sánh hai chế độ tương phản, một bên là CS độc tài, một bên là tự do dân chủ và xót xa cho đồng bào bất hạnh nơi quê nhà, trong khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ ba đầy hứa hẹn một tương lai huy hoàng. Họ có điều kiện thuận lợi hơn đồng bào trong nước để tiếp nối cuộc chiến đấu bị gián đoạn tạm thời năm 1975.

 

Trong cuộc đấu tranh này, riêng các cựu quân nhân trong QLVNCH ngày nay lưu vong ở hải ngoại có thể đóng vai trò gì? Các cựu quân nhân ra được nước ngoài từ năm 1975 gồm có nhiều thành phần khác nhau, vì hoàn cảnh cá nhân, gia đình và xã hội khác nhau tuy cùng chung một lý tưởng. Họ ra đi lần lượt theo nhiều lớp khác nhau, đi chui hoặc theo diện HO, sau những năm dài bị đọa đày trong các trại tù cải tạo.

 

Về lý tưởng, các cựu quân nhân QLVNCH là những con dân Việt Nam yêu nước nồng nàn, trung thành với lời thề bảo vệ Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm. Họ đã được học hỏi những kiến thức quân sự hữu ích về chỉ huy, tổ chức, an ninh, tình báo. Khả năng chiến đấu của họ đã được thử thách nơi chiến trường. Họ có thừa kinh nghiệm về những thủ đoạn gian manh, độc ác của người CSVN, nhất là những chiến sĩ đã bị tù đày trong các trại cải tạo CS.

 

Thành phần tương đối còn trẻ của QLVNCH, khi ra tỵ nạn nước ngoài, có cơ hội may mắn đi học thêm trong các trường Đại Học, hoặc đã có sẵn những kiến thức chuyên môn nhờ có cơ hội được đi tu nghiệp ở ngoại quốc trước đây và nay được giữ những nhiệm vụ tốt trong các xí nghiệp lớn. Họ đã tạo được một chỗ đứn danh dự trong mạch sống chính của nơi quốc gia tạm dung, nhưng không thể quên được quê hương. Trái lại họ khao khát được đóng góp kiến thức và khả năng chuyên môn của họ vào sự nghiệp cứu nước và dựng nước.

Thành phần cựu quân nhân lớn tuổi, còn nôn nóng hơn nữa. Họ không còn có cơ hội như học thêm để trau dồi kiến thức. Phần đông đã phải chật vật với cuộc mưu sinh hàng ngày nơi quê người, trong khi sức khỏe đã hao mòn sau những năm xông pha trên chiến trường hay bị giam cầm, hành hạ trong ngục tù CS. Họ có mặc cảm cay đắng vì nhìn thấy cuộc chiến mà họ tham gia giòng giã trong cuộc đời binh nghiệp, đột nhiên bị chấm dứt một cách tàn nhẫn, bất công và phi lý. Hành trang này nay của họ chỉ còn là những kinh nghiệm máu xương trong cuộc chiến đã qua. Họ mong ước còn có cơ hội được xử dụng, trước khi quá muộn, những kinh nghiệm ấy để tiếp tay với các lực lượng đấu tranh, chấm dứt chế độ độc tài CS, một chế độ đảng trị đã gây ra quá nhiều thảm họa cho quê hương trên nửa thế kỷ.

Nói tóm lại, trong cuộc sống lưu vong nơi quê người, trừ một số ít vong bản hay đã chán nản vì nhiều lý do, hầu hết các cựu quân nhân QLVNCH, ai nấy đều có ý chí chống Cộng cao độ, đều có hoài bão muốn đóng góp cụ thể vào nỗ lực đấu tranh chung.

 

Họ có khả năng thực hiện hoài bão đó. Trước năm 1975, họ đã từng chứng tỏ là những chiến sĩ dũng cảm, là những cấp chỉ huy tài ba của QLVNCH. Họ là một tập thể được huấn luyện đầy đủ, với kỷ luật chặt chẽ và thương yêu nhau trong tình huynh đệ chi binh, có óc tổ chức và kinh nghiệm về đấu tranh chống Cộng.

 

Công cuộc đấu tranh hiện nay quả là thiên nan, vạn nan. Không một tổ chức chính trị nào có thể thực hiện dễ dàng mục tiêu giải thể CS, nếu không tìm được sự đoàn kết với các lực lượng tranh đấu trong một chiến tuyến chung để phối hợp mọi nỗ lực. Cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới đều có tinh thần chống Cộng quyết liệt. Riêng tại Hoa Kỳ, lá quốc kỳ Việt Nam màu vàng ba sọc đỏ vẫn ngạo nghễ tung bay từ 28 năm nay và mới đây được rất nhiều tiểu bang Hoa Kỳ chính thức ra Nghị Quyết công nhận. Trong khi lá cờ máu CS không dám xuất hiện công khai ở bất cứ nơi nào, chứng tỏ hùng hồn là chủ nghĩa xã hội của CS không bao giờ được người dân VN chấp nhận. Rất nhiều tổ chức đấu tranh đã xuất hiện, tuy chưa tạo được sự đoàn kết mong muốn với một sách đấu tranh chung, nhưng ít nhất cho đến nay, cũng đã có những đóng góp cụ thể vào mục tiêu giải thể chế độ CSVN. Người cựu quân nhân ở hải ngoại đã có mặt trong hầu hết  các tổ chức đấu tranh. Với tinh thần kỷ luật và óc tổ chức sẵn có, phần đông họ đã thành công trong vai trò điều hợp các công tác trong tổ chức mà họ tham gia. Họ là những nhân chứng sống đã vạch trần những thủ đoạn gian trá và những tội ác của đảng CSVN trước dư luận quốc tế, thường không hiểu biết về CS. Họ cũng góp phần đáng kể vào công tác ngoại vận.

 

 

Ở hải ngoại, các cựu quân nhân QLVNCH cũng đã tổ chức những hội đoàn, liên hội quân nhân với mục đích nuôi dưỡng tinh thần đồng đội, giúp đỡ trực tiếp các bạn đồng ngũ xấu số và những cô nhi, quả phụ còn kẹt lại trong nước. Mặt khác, đặt tổ chức của mình trong tư thế sẵn sàng chiến đấu khi cần đến sau này. Họ còn cố gắng hàng năm tổ chức những buổi lễ quan trọng của QLVNCH, như ngày Quạn Lực, 19 tháng 6 để duy trì những truyền thống của Quân Đội.

 

Sau cùng, sự hiện diện của Chính Phủ Lâm Thời VNTD trong công cuộc đấu tranh chung từ 8 năm nay, cũng đã tạo thêm một môi trường hoạt động rất thuận lợi cho các cựu quân nhân QLVNCH.

 

Bản chất của của người quân nhân rất thực tế. Họ ưa hành động cụ thể, không ưa những thuyết trừu tượng. Họ đặt Tổ Quốc lên trên hết và rất dị ứng với những chính trị đảng phái.

Nhưng Chính Phủ LTVNTD không phải là một đảng phái chính trị. Chính phủ LTVNTD quan niệm rằng, một tổ chức đảng phái không tạo được thế đối lực để chống lại bạo quyền CS. Các lực lượng chống Cộng phải đoàn kết tạo một thực thể đối lập cao hơn cái gọi là chính phủ CS, vì phải có danh nghĩa hơn, đáp ứng được nguyện vọng thiết tha nhất của đồng bào là được ấm no, hạnh phúc, nước nhà phải được tự do, dân chủ và phú cường. Thực thể đó, trong hiện tình đất nước phải là một chính phủ mang tính cách mạng, can đảm tự đứng lên lãnh trách nhiệm trước lịch sử và Tổ Quốc. Một chính phủ mang tính cách mạng, không đợi ai cho phép thành lập mà phải tự đứng lên tranh đấu trong một giai đoạn hiểm nghèo của quốc gia. Trên lập trường này, Chính Phủ CMVNTD ra đời vào ngày 30 tháng 4 năm 1995 tại quốc nội và trong Đại Hội Liên Minh Dân Tộc Việt Nam tại Anaheim Convention Center, California – Hoa Kỳ, ngày 29 tháng 6 năm 2002, đã chuyển đổi thành Chính Phủ Lâm Thời VNTD.

 

Hiện nay, sau 8 năm, vì đáp ứng được khát vọng của đồng bào hải ngoại, Chính Phủ LTVNTD đã thực sự lớn mạnh, rất đông các thành phần yêu nước ưu tú, già trẻ, nam nữ trong Cộng Đồng Người Việt hải ngoại đã hướng ứng nồng nhiệt và tham gia vào chính phủ, từ những tiểu bang Hoa Kỳ đến những quốc gia xa xôi ở Âu Châu, Úc Châu và Gia Nã Đại. Trong đó thành phần cựu quân nhân QLVNCH đã tích cực tham gia vào Chính Phủ LTVNTD, từ cấp nhỏ đến cấp lớn. Họ hăng say làm tròn các nhiệm vụ được giao phó, mặc dầu nhiều khi những nhiệm vụ ấy không phù hợp với sở trường chiến đấu ngày xưa của họ.

 

Để  kết luận, các cựu quân nhân QLVNCH đã đóng một vai trò tích cực trong công cuộc đấu tranh hiện nay, trong các lực lượng quân nhân thuần túy, trong các tổ chức chính trị và đặc biệt nhất trong Chính Phủ LTVNTD. Tất cả đều có chung một giấc mơ đẹp nhất. Họ mơ ước trong một ngày không xa, quê hương Việt Nam sẽ thoát được ách Cộng Sản độc tài. Toàn dân Việt Nam sẽ được hưởng tự do, hạnh phúc. Lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng  cho một quốc gia độc lập và phú cường sẽ lại rạng rỡ tung bay trên khắp đất nước. Ngày đó mới thật là một ngày vinh quang của Dân Tộc Việt Nam.

bottom of page